Mục lục bài viết

Nhà ở hiện tại của bạn có nhiều tầng? Bạn muốn cải tạo lại nhà lắp đặt thêm hệ thống thang máy nhưng vẫn chưa tìm được phương án thi công hợp lý và tối ưu. Vậy hãy để Vicohome giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn này. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế thi công cải tạo nhà ở từ đơn giản đến phức tạp, chúng tôi sẽ giúp ngôi nhà của bạn trở nên tiện nghi hơn, đáp ứng đủ công năng sử dụng của các thành viên trong gia đình. Còn chần chừ gì mà không dành vài phút tìm hiểu phương án cải tạo nhà lắp thang máy ngay trong bài viết sau đây nhé!

Những vấn đề thường gặp phải khi cải tạo nhà lắp thang máy?

Với những ngôi nhà cũ được xây dựng có chiều cao từ 4 đến 6 tầng trở lên, việc di chuyển lên tầng cao bằng thang bộ sẽ mất nhiều thời gian và công sức, lúc này giải pháp cải tạo nhà lắp thang máy được xem là quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, việc cải tạo cần phải đi liền với thay đổi một phần kiến trúc ngôi nhà và có thể gặp một số vấn đề phổ biến sau:

  • Nhà không có đủ không gian để lắp thang máy: Thang máy đòi hỏi một không gian đủ lớn để lắp đặt và việc tìm được không gian phù hợp trong một căn nhà đã hoàn thiện có thể sẽ là một thách thức.
  • Nhà xây dựng lâu năm kết cấu, kiến trúc không đủ kiên cố để lắp đặt thang máy: Cải tạo nhà lắp thang máy thường sẽ yêu cầu thay đổi thiết kế và cấu trúc của căn nhà. Điều này có thể bao gồm việc đục, khoan, cắt các bức tường, sửa đổi sàn nhà, thậm chí thay đổi cấu trúc kết cấu. Do đó với những căn nhà được xây dựng từ lâu đời không đủ vững chắc sẽ rất khó để sửa chữa cải tạo theo phương án này.
  • Chiều cao các tầng không đồng đều: Với chiều cao các tầng không đồng đều, việc cải tạo nhà lắp thang máy sẽ cần điều chỉnh không gian trên từng tầng. Điều này bao gồm việc thay đổi chiều cao trần, điều chỉnh các cửa bức tường hoặc thậm chí tạo ra các tầng mới để có độ cao phù hợp cho thang máy. Sự điều chỉnh này đòi hỏi độ chính xác và kỹ thuật cao.
  • Vị trí lắp đặt thang máy vướng bể nước, bể phốt, vướng móng: Khi vị trí lắp đặt thang máy gặp vướng bể nước, bể phốt hoặc vướng móng, bạn cần xác định liệu có thể di chuyển hoặc thay đổi vị trí bể nước, bể phốt, móng hay không. Điều này đòi hỏi phải xem xét công năng và vị trí tối ưu của các hạng mục này trong nhà.
Vấn đề gặp phải khi cải tạo nhà lắp thang máy
Vấn đề gặp phải khi cải tạo nhà lắp thang máy

Trên thực tế còn nhiều vấn đề có thể gặp phải khi cải tạo nhà lắp đặt thang máy. Trong những trường hợp gặp các khó khăn, lời khuyên dành cho bạn là nên tìm đến sự tư vấn từ kiến trúc sư, kỹ sư, đơn vị thiết kế thi công có kinh nghiệm chuyên môn. Họ sẽ giúp bạn đưa ra các giải pháp kỹ thuật và thiết kế phù hợp để vượt qua các vướng mắc này, đảm bảo việc cải tạo nhà ở được thực hiện một cách an toàn, thành công.

Gợi ý phương án cải tạo nhà lắp thang máy đẹp nhất 2024

Tận dụng khoảng trống của thang bộ hoặc giếng trời

Tận dụng giếng trời hoặc khoảng trống của thang bộ trong quá trình cải tạo nhà lắp thang máy là một phương án khả thi và tiết kiệm không gian. Nếu nhà của bạn có giếng trời, bạn có thể xem xét lắp đặt thang máy trong không gian này. Theo đó, giếng trời sẽ được chuyển đổi thành không gian thang máy bằng cách thay đổi cấu trúc và kích thước. Việc này đòi hỏi gia chủ phải xem xét kỹ lưỡng về kích thước, kiến trúc của giếng trời để đảm bảo thang máy có đủ không gian hoạt động và tuân thủ các quy định về an toàn.

Một phương án khác là lắp đặt thang máy bên trong không gian trống thang bộ hiện có. Đồng nghĩa với việc gia chủ sẽ phải thay đổi cấu trúc và kích thước của thang bộ để tạo không gian đủ cho thang máy. Quá trình này cần được thực hiện bởi các chuyên gia xây dựng để đảm bảo tính khả thi kỹ thuật.

Tận dụng giếng trời hoặc khoảng trống cầu thang để lắp thang máy
Tận dụng giếng trời hoặc khoảng trống cầu thang để lắp thang máy

Tận dụng khoảng diện tích ở góc nhà

Ít ai biết rằng góc nhà phần không gian chết ít được quan tâm, chú ý lại có thể tận dụng để cải tạo nhà lắp thang máy. Phương án sửa chữa này cũng giúp cho không gian của ngôi nhà ít bị chia cắt phức tạp mà vẫn đảm bảo sự tiện nghi, tính cân đối, hài hòa trong tổng thể. Hoặc nếu căn nhà của bạn có diện tích rộng còn thừa phòng không sử dụng đến, hãy cân nhắc đến việc chuyển đổi phòng ít sử dụng này để lắp đặt thang máy. 

Tận dụng diện tích ở góc nhà để lắp thang máy
Tận dụng diện tích ở góc nhà để lắp thang máy

➤➤➤ Tham khảo: Phương án cải tạo nhà 3 tầng cũ đẹp - tiện nghi - tiết kiệm

Đặt thang máy ngoài trời

Với những công trình nhà ở có diện tích bên trong nhỏ hẹp, diện tích bên ngoài sân vườn rộng thì cải tạo nhà lắp đặt thang máy ngoài trời được xem là phương án khả thi nhất. Theo đó, đầu tiên bạn xác định vị trí lắp đặt thang máy ngoài trời là ở đâu? Phía bên ngoài ngôi nhà, trên sân thượng hay trong khu vực sân vườn. Hãy đảm bảo rằng không gian lắp đặt đủ rộng và có khả năng hỗ trợ cấu trúc thang máy.

Tiếp đó, tìm hiểu các loại thang máy ngoài trời có trên thị trường và lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu của gia đình. Nên chọn loại thang máy ngoài trời có thiết kế để chịu được điều kiện thời tiết và khả năng chống ăn mòn. Ngoài ra, đừng quên việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng phù hợp trước khi lắp đặt thang máy. Điều này có thể bao gồm xây dựng nền móng, cung cấp điện, các đường dẫn dây cáp cần thiết cho thang máy.

Đặt thang máy ngoài trời khi cải tạo nhà lắp thang máy
Đặt thang máy ngoài trời khi cải tạo nhà lắp thang máy

Kinh nghiệm cải tạo nhà lắp thang máy bạn nên biết

Cải tạo nhà lắp thang máy ở những ngôi nhà tầng cao sẽ giúp loại bỏ nỗi ngại phải leo thang bộ lên các tầng, dễ dàng tận dụng tối đa mọi ngóc ngách. Tuy nhiên, không phải ngôi nhà nào cũng có thể sửa chữa theo hướng này. Dưới đây là 5 kinh nghiệm vàng khi cải tạo nhà lắp thang máy bạn cần biết:

Xác định diện tích không gian ngôi nhà

Xem xét số lượng và kích thước của những đối tượng mà thang máy sẽ phục vụ, chẳng hạn như số người đi lại, đồ đạc vận chuyển thường xuyên. Điều này sẽ giúp xác định diện tích cần thiết cho thang máy hoạt động mở cửa và di chuyển vào và ra một cách dễ dàng

Tính toán diện tích thang máy mà bạn muốn lắp đặt bao gồm không gian ngang, không gian dọc cho thang máy, cũng như không gian dự phòng xung quanh thang máy để đảm bảo tính an toàn, đem đến sự cân đối về mặt thẩm mỹ sau khi thang máy được lắp đặt.

Lựa chọn loại thang máy phù hợp

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thang máy khác nhau như thang máy thủy lực, thang máy cáp, thang máy chân không, thang máy trụcDo đó, nên lựa chọn loại thang máy nào cho phù hợp còn tùy thuộc vào nhu cầu trọng tải, số lượng người sử dụng trong gia đình cũng như diện tích khu vực lắp đặt. Thông thường, thang máy gia đình có sẽ có tải trọng dao động từ 200kg – 300kg tùy loại. Ngoài ra, gia chủ cũng cần tính toán thêm các yếu tố về ngân sách đầu tư, phong cách thiết kế, chất liệu sản xuất…

Nếu như nguồn kinh phí hạn chế, gia chủ có thể lựa chọn các loại thang máy liên doanh, được lắp ráp tại trong nước bằng việc mua (nhập) nguyên liệu từ nước ngoài về. Loại này có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với loại thang máy được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài, tuy nhiên độ bền sẽ không thể nào bằng được loại thang máy nhập khẩu nguyên chiếc.

Lựa chọn thang máy phù hợp khi lắp trong nhà
Lựa chọn thang máy phù hợp khi lắp trong nhà

Xác định vị trí đặt máy, xây dựng hố thang 

Việc xác định vị trí lắp đặt thang máy phù hợp khi cải tạo nhà sẽ cần phải thông qua đo đạc kích thước không gian mới đưa ra được giải pháp về vị trí đặt máy tối ưu nhất. Vị trí lắp đặt phổ biến cho nhà cải tạo thường là giữa lòng thang bộ hoặc khu vực hông nhà, trước nhà phía ra hẳn ngoài trời, tùy vào đặc điểm thực tế của mỗi công trình. Dù đặt vị trí thang máy ở vị trí nào bạn cũng cần đảm bảo không gian đặt máy có kích thước tối tiểu là 1400 x 1400. Phía dưới mặt sàn không vướng các hạng mục đặc biệt như bể nước, bể phốt, móng nhà, các đường ống nước, đường điện ngầm. 

➤➤➤ Xem thêm: Top 3 phương án cải tạo nhà 4 tầng hiện đại siêu tiết kiệm

Lấy các thông số kỹ thuật

Từ hoạt động lấy các thông số kỹ thuật: chiều cao từng tầng, kích thước thang bộ, chiều cao tầng cao nhất, nhà thầu mới có thể đưa ra phương án thi công ít tác động nhất đến kiến trúc ngôi nhà, định hình trước phương án lắp đặt cần thực hiện những gì, có khả quan để triển khai hay không.

Ví dụ với phương án lắp đặt giữa lòng thang bộ sẽ cần cắt bớt thang bộ để đảm bảo kích thước khi lắp đặt thang máy; Xác định chiều cao tầng để thay đổi thiết kế sản phẩm cho phù hợp; Lấy thông số chiều cao tầng cao nhất nhằm đưa ra lựa chọn loại thang máy có phòng máy hay không phòng máy, đồng thời cũng xác định tốc độ thang máy phù hợp

Lấy thông số kỹ thuật khi lắp thang máy
Lấy thông số kỹ thuật khi lắp thang máy

Vấn đề nguồn điện cho thang máy hoạt động

Thang máy là một thiết bị sử dụng điện nên khi lắp đặt sẽ yêu cầu một hệ thống điện và cơ điện phức tạp. Có thể sử dụng dòng điện 1 pha hay 3 pha tuỳ thuộc vào mức tải trọng và số điểm dừng. Điều này, đòi hỏi việc thay đổi và nâng cấp hệ thống điện hiện trong nhà bao gồm cung cấp nguồn điện đủ mạnh, cải thiện hệ thống cáp điện, cấu trúc dây điện là rất cần thiết. Thay vì tự tìm hiểu tốt nhất bạn nên hợp tác với các chuyên gia và nhà thầu có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để đảm bảo rằng việc cải tạo nhà lắp đặt, vận hành thang máy diễn ra một cách suôn sẻ, an toàn nhất.

Với những thông tin cung cấp trong bài viết trên chi tiết trên, xây dựng nhà ở Vicohome mong rằng bạn đã lựa chọn cho mình được một phương cải tạo nhà lắp thang máy phù hợp. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy liên hệ Vicohome qua Hotline 096.119.95.95 để được tư vấn miễn phí bạn nhé