Việc thi công xây dựng công trình hiện nay phải được thực hiện theo đúng tiến độ đã dự kiến để đảm bảo thời gian được đưa vào sử dụng của công trình đúng theo kế hoạch. Vậy tiến độ thi công xây dựng là gì? Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây.
Tiến độ thi công xây dựng là gì?
Tiến độ thi công xây dựng được hiểu là tài liệu về kế hoạch xây dựng. Theo đó, tiến độ thi công cần phải được thể hiện chi tiết, cụ thể, mang tính công khai, minh bạch về thời gian và trình tự thực hiện các hoạt động trong xây dựng, thực hiện phù hợp với các phương pháp kỹ thuật- công nghệ được lựa chọn phù hợp với công trình xây dựng đó.
Tiến độ thi công xây dựng được xác định bao gồm hai phần là tiến độ thi công tổng thể và tiến độ thi công chi tiết. Tiến độ thi công của một công trình được xác định dựa trên tiến độ của các hạng mục, các công việc nhỏ được thực hiện trong xây dựng công trình và được xác định theo từng chủng loại, khối lượng theo bản vẽ thiết kế thi công công trình.
Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình như thế nào
Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình được hiểu là việc giám sát, đôn đốc hoạt động thi công công trình xuyên suốt toàn bộ dự án công trình xây dựng.
Việc quản lý thi công xây dựng được pháp luật được hướng dẫn tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 174/2021/TT-BQP của Bộ Quốc phòng ban hành. Theo đó việc quản lý thi công xây dựng công trình được xác định bao gồm các nội dung như:
- Quản lý về chất lượng thi công xây dựng
- Quản lý về tiến độ thi công xây dựng
- Quản lý về khối lượng thi công xây dựng
- Quản lý về an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng
- Quản lý về chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình
- Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng
Theo quy định trên thì Quản lý tiến độ thi công công trình là một trong những nội dung của Quản lý thi công xây dựng công trình. Việc quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 18 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Theo đó việc quản lý này được xác định quản lý trong các công việc cụ thể sau:
- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình từ trước khi triển khai thi công xây dựng: Công trình xây dựng trước khi triển khai thi công phải được nhà thầu lập tiến độ thi công xây dựng phù hợp với thời gian thực hiện hợp đồng và tiến độ tổng thể của dự án, được chủ đầu tư chấp thuận
- Quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài: Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm
- Chủ đầu tư, bộ phận giám sát thi công của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án
- Trường hợp xét thấy tiến độ thi công xây dựng tổng thể của công trình bị kéo dài thì chủ đầu tư có trách nhiệm phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thể
Quy trình quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Theo Nghị định, trình tự quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình như sau:
Bước 1: Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng
Bước 2: Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng
Bước 3: Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu
Bước 4: Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình
Bước 5: Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình
Bước 6: Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình
Bước 7: Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có)
Bước 8: Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng
Bước 9: Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có)
Bước 10: Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình
Bước 11: Hoàn trả mặt bằng
Bước 12: Bàn giao công trình xây dựng
Yêu cầu khi quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình là việc làm đảm bảo không chỉ cho công trình xây dựng xong đúng thời hạn dự kiến mà còn đảm bảo việc thực hiện xây dựng trong quá trình thi công. Theo đó, việc xây dựng muốn bảo đảm chất lượng, ổn định sử dụng lâu dài thì việc quản lý tiến độ thi công công trình phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
- Phải bảo đảm giám sát việc thi công được thực hiện theo đúng quy định về tiến độ thi công xây dựng công trình
- Quản lý tiến độ thi công công trình phải đảm bảo đúng thời hạn thi công đã cam kết với chủ đầu tư
- Sử dụng nhân lực hợp lý trong thi công hợp lý
- Quản lý về dòng tiền vốn vào quản lý tiến độ thi công công trình phải được phân bổ hợp lý
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình đã được Vicohome tổng hợp lại. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi gì thêm, mời quý khách hàng liên hệ tới số hotline: 096.119.95.95 để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác nhất.
Đánh giá - Bình luận
Có 0 bình luận, đánh giá về
Nhận xét và đánh giá