Mục lục bài viết

Vấn đề phòng cháy chữa cháy cho nhà ở hiện nay đang được nhiều chủ đầu tư quan tâm nhất là khi xây dựng các loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh, chung cư mini hay các ngôi nhà phố cao tầng. Vậy thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì? Chi phí làm giấy cấp phép phòng cháy chữa cháy là bao nhiêu? Những trường hợp nào cần phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy? Không có giấy phép phòng cháy chữa cháy bị phạt bao nhiêu tiền? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì?

Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC) hay còn biết tới là giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC là văn bản pháp lý chứng minh một công trình đã được cấp đủ điều kiện PCCC đúng với quy định của pháp luật.

Giấy phép PCCC là một trong những loại giấy phép bắt buộc và phổ biến khi cá nhân hay tổ chức kinh doanh của các ngành nghề có yêu cầu về phòng cháy chữa cháy

Ví dụ: Bạn muốn mở 1 quán Karaoke, bên cạnh việc thực hiện thủ tục thành lập hộ doanh nghiệp cá thể (đối với quy mô nhỏ) thì bạn cũng cần phải xin giấy cấp phép PCCC để tất cả hoạt động kinh doanh được diễn ra đúng với quy định pháp luật.

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Tại sao phải xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy?

Việc xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy giúp cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đảm bảo an toàn về hoạt động liên quan tới PCCC. Nghĩa là, khi chấp hành đúng những quy định về PCCC ở cơ sở của bạn sẽ làm hạn chế tối đa về những nguy cơ gây cháy nổ, tăng khả năng xử lý các vấn đề bất ngờ, dập tắt đám cháy nhanh chóng, từ đó giảm thiết tối đa thiệt hại về người và tài sản

Bên cạnh đó, việc không chấp hành đúng và đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy thì cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Mức phạt sẽ khác nhau tùy thuộc với mỗi đối tượng và lỗi vi phạm về phòng cháy chữa cháy. Với cá nhân tối đa sẽ là 50.000.000 đồng và với tổ chức sẽ là 100.000.000 đồng.

Lưu ý: Quy định xử phạt hành chính về phòng cháy chữa cháy đối với tổ chức, doanh nghiệp sẽ gấp 2 lần so với cá nhân.

Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Sau khi đã hiểu rõ chức năng của giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì rồi thì tiếp sau đây Vicohome sẽ chia sẻ với bạn về các bước làm thủ tục cấp phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy như sau:

Bước 1Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy phải bao gồm:

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC
  • Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC
  • Văn bản nghiệm thu về PCCC
  • Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC
  • Bảng thống kê các phương tiện PCCC
  • Phương án chữa cháy

Bước 2Nộp hồ sơ

Các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thể nộp hồ sơ đăng ký giấy phép PCCC cho cơ quan có thẩm quyền theo các hình thức sau:

  • Trực tiếp tại Phòng Cảnh sát PCCC hoặc Cục cảnh sát PCCC
  • Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công (nếu có)
  • Thông qua dịch vụ bưu chính công ích

Do vậy, tùy theo trường hợp xin cấp phép phòng cháy mà các cơ quan cấp phép được quy định như sau:

  • Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC
  • Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền.

Bước 3Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo quy định.

Bước 4Thông báo kết quả

Thời gian giải quyết thủ tục xin giấy phép PCCC từ 5 – 15 ngày làm việc, tính từ lúc nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do

Lưu ý: Giấy phép PCCC có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý tới thời gian làm lại thủ tục xin cấp phép mới để không ảnh hướng tới hoạt động kinh doanh.

Xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
Xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Đối tượng bắt buộc phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Dưới đây là những đối tượng cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo Phụ lục 1 Nghị định 136/2020/NĐ-CP gồm có:

1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp, trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức cao trên 5 tầng hay có khối tích trên 5.000m3

2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà đa năng, ký túc xá

3. Trường học:

  • Trung cấp, cao đẳng, đại học, trường dạy nghề,
  • Trường mầm non, Tiểu học (Cấp 1), Trung học cơ sở (Cấp 2), Trung học phổ thông (Cấp 3)
  • Các trung tâm giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục

4. Trung tâm thương mại, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi, điện máy, cửa hàng ăn uống, chợ, nhà hàng

5. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, các cơ sở lưu trú được thành lập theo Luật Du lịch

6. Rạp xiếc, rạp chiếu phim, nhà hát, trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện, quán karaoke, vũ trường, nhà văn hóa, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, cơ sở vui chơi, kinh doanh dịch vụ xoa bóp

7. Bệnh viện:

  • Cơ sở y tế khám và chữa bệnh
  • Nhà điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng, nhà dưỡng lão có quy mô trên 21 giường
  • Cơ sở phòng chống dịch bệnh
  • Trung tâm y tế, cơ sở y tế

8. Bảo tàng, thư viện, phòng trưng bày, phòng triển lãm, nhà sách, nhà lưu trữ, cơ sở tôn giáo, hội chợ

9. Bưu điện, truyền hình, viễn thông, cơ sở truyền thanh, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu, nhà lắp đặt thiết bị thông tin

10. Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa từ cấp IV, bến xe ô tô cấp huyện. nhà ga đường sắt có diện tích sàn trên 500m2

11. Các cơ sở thể thao được thành lập theo Luật thể dục, thể thao:

  • Nhà thi đấu thể thao
  • Sân vận động
  • Trung tâm thể dục thể thao
  • Trường đua, trường bắn

12. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E

13. Các công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ cao trên 5 tầng/ khối tích 5.000m3

14. Bãi giữ xe, gara để xe được thành lập theo quy định pháp luật

15. Nhà máy điện, trạm biến áp

16. Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài trên 500m

17. Dự án quy hoạch

  • Dự án quy hoạch xây dựng mới, cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất
  • Dự án cải tạo hay xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan tới PCCC của khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất

18. Kho vũ khí, vật liệu, công cụ hỗ trợ, công trình xuất nhập, chế biến hay vận chuyển khí đốt, dầu mỏ, vật liệu nổ công nghiệp.

19. Cửa hàng xăng dầu trên 1 cây bơm, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn trên 70kg

20. Nhà kho hàng hóa, vật tư dễ cháy có khối tích trên 1.000m3

21. Nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ gây cháy, hàng hóa đựng trong bao bì dễ cháy của hộ gia đình.

Chi phí dịch vụ làm giấy phép phòng cháy chữa cháy của Vicohome

Chi phí xin giấy chứng nhận PCCC sẽ khác nhau tùy vào từng loại cơ sở, dựa trên nhiều tiêu chí như quy mô, địa điểm, ngành nghề kinh doanh,…

Liên hệ với Vicohome qua số hotline: 096.119.95.95 để được tư vấn miễn phí và báo giá chi tiết dịch vụ xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Bạn chỉ cần cung cấp thông tin:

  • Bản sao công chứng CCCD/ CMND/ hộ chiếu của đại diện pháp luật và các thành viên
  • Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy

Lưu ý:

Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải có thêm bản dịch thuyết minh tiếng Việt

Tùy vào đối tượng, trường hợp mà hồ sơ chi tiết và thời gian kiểm duyệt của các cơ quan thẩm quyền sẽ khác nhau. Để tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí, bạn hãy lựa chọn dịch vụ xin giấy phép PCCC tại Vicohome nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin các vấn đề về giấy phép phòng cháy chữa cháy cũng như dịch vụ uy tín xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Hy vọng những thông tin sẽ hữu ích với bạn. 

Và nếu cần hỗ trợ về thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cũng như tư vấn thiết kế - thi công xây dựng trọn gói thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 096 119 95 95 để được hỗ trợ nhanh chóng.