Việc lắp đặt thang máy trong nhà phố cao tầng không còn quá xa lạ hiện nay. Tuy nhiên, để lắp đặt thang máy đòi hỏi thiết kế căn nhà phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về diện tích, chiều cao…. Vậy trước khi bắt tay xây nhà phố có thang máy cần lưu ý điều gì, cách bố trí mặt bằng công năng ra sao? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến những vấn đề này, hãy cùng Vicohome tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
5 Lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà phố có thang máy
Lựa chọn thiết kế nhà phố có thang máy đem lại rất nhiều tiện lợi cho cả gia đình như: giúp cho việc di chuyển, vận chuyển hàng hóa trong ngôi nhà trở nên dễ dàng hơn; giảm nguy cơ trượt ngã khi leo cầu thang; giúp tăng giá trị bất động sản…Tuy nhiên, việc thiết kế hố thang máy, lựa chọn loại thang phù hợp cũng như lắp đặt thang máy lại không đơn giản như xây cầu thang bộ truyền thống, do đó bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây.
Chọn tải trọng thang máy thích hợp
Khi có ý định thiết kế cầu thang máy cho nhà phố điều đầu tiên bạn cần lưu ý chính là xác định rõ tải trọng thang máy theo các tiêu chuẩn đã được đề ra bởi nhà sản xuất, nhằm đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng.
Tải trọng của thang máy sẽ được xác định dựa trên các yếu tố như nhu cầu sử dụng, số lượng người sử dụng và yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. Nếu bạn chưa biết tải trọng nào phù hợp phù hợp cho căn nhà của mình, có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
- Gia đình có 2 – 3 người: Tải trọng thích hợp từ 250 – 300kg
- Gia đình có 4 – 6 người: Tải trọng thích hợp từ 350 – 450kg
- Gia đình có 7 người trở lên: Tải trọng thích hợp từ 450 – 550kg
Kích thước thang máy
Giống như tải trọng, kích thước của cầu thang máy cũng cần được tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào xây dựng. Kích thước thang máy bao nhiêu là phù hợp? sẽ phụ thuộc vào tổng thể không gian của ngôi nhà là lớn hay nhỏ, vị trí lắp đặt ở đâu.
Tiêu chuẩn cho kích thước thang máy để lắp đặt trong những ngôi nhà phố tầng cao ( 5 tầng trở lên) thường từ 1.3 đến 1.4 mét vuông đối với dòng có tải trọng từ 300kg trở lên. Và kích thước này sẽ tăng lên theo tải trọng của thang máy, tải trọng càng lớn thì kích thước thang máy càng lớn.
Thiết kế hố pit
Mẫu nhà phố có thang máy thường được xây dựng ở khu vực đô thị, thành phố lớn nên có diện tích khá nhỏ. Do đó, việc thiết kế các hố pít cho cáp tải thang là điều cần thiết. Thông thường bề dày của hố pit sẽ dao động từ 200mm với chiều sâu tối thiểu sẽ là 1400mm bằng với kích thước của giếng thang.
Thiết kế điểm dừng của thang
Khi thiết kế hành trình của thang máy nhà phố, cần cân nhắc số lượng điểm dừng mà bạn muốn sử dụng. Số điểm dừng càng nhiều thì chi phí lắp đặt thang máy cũng càng tăng. Do đó, hãy dựa vào nhu cầu sử dụng thực tế của gia đình để xác định số điểm dừng cần thiết.
Ví dụ, nếu có gia đình chỉ sử dụng tầng 5 để cất trữ đồ đạc mà không sử dụng làm không gian sống, thì có thể thiết kế thang máy với chỉ 4 điểm dừng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí lắp đặt mà còn giúp tiết kiệm điện năng.
Yếu tố kỹ thuật khác
Ngoài những lưu ý đã đề cập trên, khi xây dựng nhà phố có thang máy gia chủ còn cần lưu ý một số yếu tố kỹ thuật khác như sau:
- Chuẩn bị không gian lưu trữ, chứa hàng trước cho đơn vị vận chuyển, bởi việc lắp đặt thang máy không thể hoàn thành trong 1-2 ngày. Kho chứa hàng này phải đảm bảo khô ráo, thoáng mát để tránh ảnh hưởng đến chất lượng linh kiện điện tử của thang máy và tránh mối lo ẩm mốc.
- Chú ý lựa chọn dòng sản phẩm thang máy phù hợp với nguồn điện của gia đình. Hiện có hai dòng chính là dòng 1 pha và dòng 3 pha. Bạn cần kiểm tra nguồn điện hiện có của căn nhà để chọn loại thang máy phù hợp.
- Đảm bảo nhận được đầy đủ thông tin về thang máy, bao gồm các giấy tờ kèm theo như hướng dẫn sử dụng, chứng chỉ, bảo hành và hợp đồng lắp đặt. Hãy sử dụng thang máy đúng cách và tuân thủ các quy định bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn, ổn định.
Gợi ý cách bố trí thang máy cho nhà phố
Trong thiết kế nhà phố có thang máy, nếu muốn đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn và thuận tiện cho việc di chuyển thì vị trí lắp đặt thang là một trong những yếu tố rất quan trọng.Tùy vào thực trạng cụ thể của các công trình sẽ có những cách bố trí thang máy phù hợp. Dưới đây là các vị trí thông dụng nhất bạn có thể tham khảo:
Thang máy nằm trong cầu thang bộ
Đây là một giải pháp phổ biến được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay, bởi không chỉ có thể tận dụng tối đa không gian trong nhà mà còn không cần thiết kế thêm một hố thang riêng biệt, giúp tiết kiệm diện tích giảm bớt chi phí xây dựng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc lắp đặt thang máy trong cầu thang bộ có thể làm che giấu giếng trời và gây cảm giác chật chội. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên sử dụng chất liệu kính trong suốt cho thang máy để vừa tạo ra vẻ đẹp sang trọng tinh tế, vừa mang đến cảm giác mở rộng cho ngôi nhà.
Thang máy nằm cạnh cầu thang bộ
Bố trí thang máy cạnh thang bộ sẽ thích hợp cho những căn nhà có không gian vừa phải hoặc lớn một chút. Vị trí đặt thang máy này sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn vẫn giữ nguyên được khoảng ánh sáng tự nhiên mang đến cảm giác sáng sủa, thoáng đãng.
Tuy nhiên, có thể sẽ đòi hỏi thêm chi phí và tiêu tốn diện tích sử dụng của ngôi nhà do cần xây dựng một hố thang riêng cho thang máy.
Thang máy đối diện cầu thang bộ
Phương án bố trí đặt thang máy đối diện thang bộ là một lựa chọn khác mà bạn có thể xem xét, nó mang đến một số ưu điểm như giúp tận dụng không gian thẳng đứng trong nhà, tạo ra cảm giác cân bằng và hài hòa cho không gian bởi hai yếu tố chính trong cầu thang (thang máy và thang bộ) được đặt trước mặt nhau.
Ngoài ra, việc đặt thang máy đối diện thang bộ cũng giúp tăng tính tiện nghi, thuận lợi cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ hoặc những người khó đi lại
Bên cạnh những ưu điểm kế trên, cách bố trí thang máy đối diện thang bộ trong nhà phố sẽ có những nhược điểm đáng cân nhắc như khiến gia chủ mất thêm một khoản chi phí bổ sung, bao gồm công trình xây dựng và thiết kế hố thang hay chiếm diện tích ngang trong nhà.
Do đó khi lựa chọn xây nhà phố có thang máy đặt đối diện cầu thang bộ yêu cầu phải có một bản thiết kế cẩn thận để đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hòa với kiến trúc tổng thể của ngôi nhà. Bạn nên tham khảo ý kiến, tư vấn từ các chuyên gia, kiến trúc sư để đảm bảo đưa ra được phương án xây dựng phù hợp nhất.
Mẫu thiết kế nhà phố có thang máy đẹp
Thiết kế nhà phố có thang máy kiểu Pháp
Nhà phố có thang máy kiểu Pháp là mẫu thiết kế mang đến vẻ đẹp sang trọng, tạo ra một không gian sống đẳng cấp và tinh tế. Các vật liệu hoàn thiện sử dụng trong thiết kế này thường là vật liệu cao cấp như đá tự nhiên, mặt đá cẩm thạch, gỗ quý, da lộn, vải lụa.
Cầu thang bộ được thiết kế bậc cầu cong hoặc bậc thẳng với các chi tiết hoa văn chạm khắc tinh xảo tạo điểm nhấn. Cầu thang máy sử dụng chất liệu kính để tạo không gian mở cho căn nhà. Gam màu chủ đạo là những màu trung tính và tối như trắng, kem, nâu, đen, xám… có thể kết hợp với một vài điểm nhấn màu sắc như đỏ, xanh lam hoặc vàng để tăng tính thẩm mỹ.
Ngoài ra, các yếu tố trang trí như đèn chùm hoa văn, đèn treo tường, đèn bàn và đèn sàn với chất liệu đồng, pha lê hoặc thủy tinh cũng được áp dụng triệt để trong phong cách thiết kế này nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp sang trọng.
Thiết kế nhà phố có thang máy phong cách hiện đại
Nhà phố có thang máy phong cách hiện đại có phần mặt tiền được thiết kế tỉ mỉ tinh tế, sử dụng các mảng tường ốp gạch thẻ tối màu mang lại một vẻ ngoài hiện đại, hài hòa với phong cách tổng thể của ngôi nhà.
Điểm nhấn đặc biệt của mẫu nhà này nằm ở việc tạo các khối hộp nhô ra so với mặt đất. Điều này không chỉ tăng diện tích sử dụng mà còn tạo ra các không gian nội thất độc đáo, ấn tượng.
Toàn bộ cửa sổ được sử dụng kính cường lực trong suốt, cho phép ánh sáng tự nhiên xuyên vào không gian trong nhà, tạo cảm giác thoáng đãng, kết nối với môi trường bên ngoài.
Thiết kế nhà phố có thang máy mái bằng
Mẫu nhà phố có thang máy mái bằng là sự kết hợp giữa sự hiện đại, sạch sẽ và các yếu tố xanh mát, mang đến một không gian sống thoải mái cho các thành viên trong gia đình. Mái bằng trong thiết kế này thường được xây dựng bằng vật liệu như ngói, mái tôn hoặc vật liệu composite để tạo ra một dáng vẻ đẹp đơn giản cho ngôi nhà.
Màu sơn chủ đạo của ngoại thất là các tông màu sáng quen thuộc thường thấy trong các mẫu thiết kế nhà phố như màu trắng, xám nhạt hoặc be. Gia chủ cũng có thể bố trí những chậu cây xanh trên ban công các tầng để tạo nên không gian tươi mát và gần gũi với thiên nhiên, đây cũng được coi là điểm nhấn xanh mát cho toàn bộ căn nhà.
Có thể thấy thiết kế nhà phố có thang máy là một trong những lựa chọn hoàn hào mang đến cho các gia chủ ở khu vực thành thị sự tiện nghi và thoải mái. Tuy nhiên, để công trình đưa vào sử dụng một cách an toàn hiệu quả, bạn cần phải có sự tư vấn từ các kiến trúc sư, đơn vị thi công nhà ở có thang máy máy chuyên nghiệp. Với đội ngũ thiết kế, thi công dày dặn kinh nghiệm trong nghề Vicohome tự tin sẽ đem đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng với giá cả cạnh tranh nhất. Liên hệ với chúng tôi qua hotline: 096.119.95.95 để sở hữu ngay cho mình một không gian sống ưng ý nhé.
Đánh giá - Bình luận
Có 0 bình luận, đánh giá về
Nhận xét và đánh giá