Dù là loại hình nhà ở không mới nhưng thiết kế nhà có tầng hầm để xe trong những năm gần đây ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn. Bởi chúng mang đến những lợi ích tuyệt vời như có thêm nhiều diện tích sử dụng hơn, đặc biệt rất tiện lợi nếu gia chủ kinh doanh hoặc cho thuê bán hàng. Vậy liệu tầng hầm có phải là giải pháp phù hợp với mọi nhà hay không? Ưu điểm của mẫu nhà này là gì? Hãy cùng Vicohome tìm đáp án trong bài viết dưới đây nhé!
Nhà có tầng hầm là gì?
Tầng hầm là tầng nằm hoàn toàn dưới mặt đất, có thiết kế mặt bằng tầng 1 ngang với mặt đường. Còn tầng hầm lửng hay tầng bán hầm là hầm có một nửa chiều cao nằm trên hoặc bằng với mặt đất, phần còn lại nằm dưới lòng đất.
Không phải kiểu nhà nào cũng có thể xây tầng hầm mà cần phải có đủ điều kiện và tuân thủ theo các quy định chung của pháp luật.
Có nên xây nhà có hầm để xe không?
Quyết định xây dựng hầm để xe trong nhà phố phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục đích sử dụng và sở thích cá nhân của mỗi gia đình.
Đối với những gia đình sở hữu xe hơi nhưng diện tích sân trước hạn hẹp, bãi đỗ xe công cộng cách xa, hầm để xe là giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm diện tích và bảo vệ xe khỏi tác động thời tiết và nguy cơ mất trộm.
Tuy nhiên, việc xây dựng hầm để xe không phù hợp với tất cả các trường hợp. Ví dụ, nếu vị trí xây dựng nhà nằm trên nền đất dễ lún, sụt, việc thi công hầm tiềm ẩn nhiều rủi ro và cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Do đó, trước khi bắt tay vào thi công, khảo sát địa chất tại vị trí xây dựng hầm là bước quan trọng không thể bỏ qua. Thông tin khảo sát sẽ giúp gia chủ, kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng xác định rõ tính chất của đất và khả năng xây dựng hầm an toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc các yếu tố khác như chi phí xây dựng, khả năng thoát nước, hệ thống thông gió và an ninh cho hầm để xe.
Lợi ích khi xây nhà có tầng hầm để xe
Một số ưu điểm khi thiết kế nhà phố có tầng hầm để xe có thể kể đến như:
Tiết kiệm diện tích: Giải quyết bài toán đỗ xe cho gia đình, đặc biệt hữu ích khi diện tích đất hạn hẹp hoặc khu vực thiếu bãi đỗ xe công cộng. Hầm để xe giúp tối ưu hóa không gian sử dụng, đặc biệt cho các ngôi nhà tại khu vực nội thành, thành phố lớn.
Bảo vệ xe an toàn: Che chắn xe khỏi tác động của thời tiết, bụi bẩn, trộm cắp, đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho xe.
Nâng cao mặt bằng chung: Giúp ngôi nhà cao ráo hơn so với mặt bằng chung, tạo sự thông thoáng, hạn chế ẩm mốc và tạo tầm nhìn đẹp hơn cho các tầng phía trên.
Tận dụng không gian: Tầng hầm có thể được sử dụng làm gara để xe, kho chứa đồ, hoặc bố trí các tiện ích khác như lò sưởi, hệ thống kỹ thuật, giúp tối ưu hóa công năng sử dụng của ngôi nhà.
Tăng giá trị thẩm mỹ: Hiện nay có rất nhiều kiểu thiết kế nhà phố có tầng hầm để xe mang tính thẩm mỹ cao, thông qua cách sử dụng màu sắc, vật liệu độc đáo cùng với kiến trúc sáng tạo. Nếu biết lựa chọn thiết kế phù hợp thì bạn hoàn toàn có thể biến căn nhà của mình trở thành một không gian ấn tượng.
Những quy định cần biết khi xây nhà có tầng hầm để xe
Xây nhà phố có tầng hầm để xe không hề dễ dàng, đòi hỏi những kỹ thuật khắt khe phức tạp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, chất lượng trước khi bắt tay vào xây dựng bạn nên dành một chút thời gian tìm hiểu về các quy định thiết kế nhà có tầng hầm chìm và tầng hầm lửng (bán hầm) sau đây:
Quy định chung
- Chiều cao phần nổi của tầng hầm tính từ sàn tầng trệt, không được vượt quá 1,2m so với độ cao của vỉa hè hiện có, nhằm không gây ảnh hưởng đáng kể đến mặt đường và vỉa hè.
- Vị trí đường xuống tầng hầm cần cách ranh lộ giới ít nhất 3m và có độ dốc không quá 15% so với mặt đường. Quy định này giúp đường xuống tầng hầm được an toàn cũng như thuận tiện cho xe đi lại.
- Trong trường hợp thiết kế nhà ở liền kề có mặt tiền giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m sẽ không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường. Điều này đảm bảo không gian đường được sử dụng hiệu quả, tránh tình trạng kẹt xe trong khu vực nhỏ.
- Diện tích của gara để xe ô tô cần có chiều dài ít nhất 5m để có thể đậu và di chuyển xe ô tô một cách dễ dàng
Quy định về chiều cao của tầng hầm để xe
Chiều cao tầng hầm của công trình nhà phố hoặc biệt thự phải đạt từ 2,2m trở lên, tương ứng với chiều cao đường dốc cũng cần đạt mức tối thiểu là 2,2m. Tuy nhiên, trên thực tế nếu muốn đảm bảo sự thuận tiện, phù hợp với từng công trình và các loại xe ô-tô cụ thể sẽ cần tính toán kỹ lưỡng để áp dụng chiều cao thích hợp nhất.
Quy định về độ dốc và độ sâu của tầng hầm
Quy định về độ dốc của tầng hầm để xe trong các công trình nhà phố không được vượt quá 15% - 20% so với chiều sâu của hầm. Chiều cao này tính từ mép cửa hầm vuông góc với mặt dốc. Riêng với đường dốc cong thì thiết kế không được vượt quá 13% và đường dốc thẳng không vượt quá 15%.
Trong những trường hợp ngôi nhà của bạn ngắn có diện tích hẹp, không có sân và nằm sát mặt đất, độ dốc có thể lên đến khoảng 20 - 25%. Với độ dốc này, mỗi mét đi vào trong hầm nền sẽ giảm xuống khoảng 25cm.
Về độ sâu, thông thường tầng hầm chỉ đào xuống độ sâu tối đa là 1.5m so với mặt đất. Trong trường hợp tầng hầm có độ sâu từ 1.5m trở lên thì việc thi công sẽ yêu cầu đào trung bình chiều sâu đến đáy móng là 3m.
Quy định về kỹ thuật và an toàn trong xây dựng
Có thể thấy, thiết kế xây dựng nhà có tầng hầm để xe là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kỹ thuật cao. Do đó, nếu muốn đảm bảo tính ổn định và hiệu quả cho công trình, gia chủ hãy tìm đến các đơn vị thầu chuyên nghiệp, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng để được tư vấn, hỗ trợ. Họ sẽ đưa ra các giải pháp thiết kế kiến trúc hợp lý, đảm bảo không gian, chiều cao và độ dốc phù hợp cho tầng hầm nhà bạn.
Bên cạnh đó, họ còn giúp xác định các yêu cầu kỹ thuật bao gồm việc lựa chọn vật liệu xây dựng, thi công cấu trúc, kiểm soát chất lượng công trình đảm bảo rằng công trình được xây dựng đúng theo các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật.
Xây dựng nhà phố có tầng hầm có cần xin giấy phép không?
Câu trả lời là có, căn cứ theo Luật Xây dựng năm 2014 và Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng - Sửa đổi, bổ sung năm 2020. Điều kiện chung để cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm có:
a, Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt và phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
b, Bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận, tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng cháy nổ. Ngoài ra, cần đảm bảo an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; giữ khoảng cách an toàn với các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh.
c, Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật Xây dựng.
d, Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng.
Hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà phố có tầng hầm để xe gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng
- Bản sao có chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
- Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình chi tiết
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là UBND cấp huyện
➤➤➤ Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép xây dựng
Mẫu nhà có tầng hầm để xe thoáng đẹp
Dưới đây là một số mẫu nhà có tầng hầm lửng, tầng hẩm nổi, tầng hầm chìm mời quý khách hàng tham khảo ngay dưới đây
Thiết kế nhà phố có tầng hầm để xe phong cách tân cổ điển
Thiết kế nhà phố có hầm để xe phong cách tân cổ điển không chỉ mang lại tính thẩm mỹ và đẳng cấp mà còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện đại của chủ nhà. Với phong cách này hầm để xe thường được xây dựng với kiến trúc sang trọng, sử dụng các vật liệu chất lượng cao như đá hoa cương, gỗ tự nhiên.
Phần trên mặt đất của nhà phố sẽ có kiến trúc tinh tế gồm những chi tiết trang trí cổ điển như cột, mảng trát nổi, hoa văn và cửa sổ lớn. Màu sắc chủ đạo được chọn là gam màu trung tính như trắng, kem, xám hoặc nâu đậm giúp tạo nên vẻ đẹp trang nhã và lịch lãm.
➤➤➤ Xem thêm: Thiết kế nhà có gara
Mẫu nhà có tầng hầm lửng để xe
Thiết kế nhà có tầng hầm lửng (bán hầm) để xe phong cách hiện đại là một sự kết hợp hài hoà giữa tính năng và thẩm mỹ. Trong đó, tầng hầm được xây dựng để tạo không gian đỗ xe giúp tối ưu hóa diện tích sử dụng và giữ cho không gian bên ngoài nhà thêm gọn gàng, thoáng đãng.
Lối kiến trúc của mẫu nhà này thường theo các nguyên tắc đơn giản, tối giản và tối ưu hóa không gian như sử dụng dạng hộp chữ nhật hoặc hình chữ U, với một cửa ra vào rộng để thuận tiện cho việc di chuyển xe ra vào khỏi tầng hầm. Mặt tiền của tầng hầm có thể được thiết kế bằng vật liệu như kính, gỗ hoặc kim loại tạo điểm nhấn thẩm mỹ, tăng tính hiện đại cho ngôi nhà.
Thiết kế nhà có tầng hầm nổi
Nếu bạn là người yêu thích không gian có đủ ánh sáng thì thiết kế tầng hầm nổi là một lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Thiết kế này thường được thực hiện bằng cách sử dụng các cấu trúc khung thép hoặc khung bê tông chắc chắn để đảm bảo độ an toàn và ổn định cho tầng hầm.
Vật liệu được sử dụng trong nhà phố có tầng hầm nổi phải đảm bảo tính chịu lực và chịu nước, còn các thành phần khác như lan can, cửa chính, cửa sổ có thể được thiết kế để phù hợp với phong cách kiến trúc chung của ngôi nhà.
➤➤➤ Xem thêm: Xây nhà bán hầm
Xây nhà có tầng hầm chìm
Tầng hầm chìm giúp tiết kiệm chiều cao xây dựng để gia chủ có thể xây thêm những tầng khác mà không vượt quá chiều cao quy định. Thiết kế tầng hầm chìm cần phải đảm bảo được độ an toàn, chắc chắn cùng hệ thống ánh sáng, lưu thông không khí và thoát nước.
Biệt thự có tầng hầm
Các mẫu biệt thự có tầng hầm có thiết kế khá tinh tế, phải quan sát kỹ mới nhận thấy. Hướng của tầng hầm được xây dựng song song với cửa ra vào và thông trực tiếp với đường phố đem lại sự tiện nghi cho gia chủ.
Thêm vào đó, thiết kế của tầng hầm khá đơn giản, không phá vỡ kết cấu vốn có cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ chung của toàn bộ ngôi biệt thự. Tầng hầm biệt thự ngoài để xe còn có thể được thiết kế như một căn phòng riêng biệt làm không gian thư giãn hoặc kho chứa đồ, hầm rượu.
➤➤➤ Xem thêm: Thiết kế biệt thự
Nhà phố có tầng hầm
Những mẫu nhà phố nằm ở mặt đường mặt ngõ rộng, nhất là những nhà phố xây dựng với mục đích kinh doanh, cho thuê thường được thiết kế có tầng hầm phục vụ cho việc để xe.
Dự toán chi phí xây nhà có tầng hầm
Chi phí xây dựng nhà có tầng hầm là bao nhiêu được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm trước khi đưa ra quyết định có nên xây hầm không. Dưới đây là cách tính chi phí xây nhà có tầng hầm mà quý khách hàng có thể tham khảo
Chi phí xây dựng tầng hầm
Thông thường tầng hầm sẽ được tính bằng 1,5 - 2,5 lần so với sàn tầng trệt tùy theo độ sâu, độ phức tạp của hầm. Có thể ước lượng như sau:
- Tầng hầm có độ sâu từ 1.0 đến 1.3m so với cốt vỉa hè tính 150% diện tích sàn tầng trệt
- Tầng hầm có độ sâu từ 1.3 đến 1.7m so với cốt vỉa hè tính 170% diện tích sàn tầng trệt
- Tầng hầm có độ sâu từ 1.7 đến 2.0m so với cốt vỉa hè tính 200% diện tích sàn tầng trệt
- Tầng hầm có độ sâu trên 2m so với cốt vỉa hè tính 200% diện tích sàn tầng trệt
Chi phí gia cố hầm
Khi xây dựng các công trình có tầng hầm thì tùy vào độ phức tạp của địa hình khu vực thi công mà có phải gia cố vách tầng hầm khi đào đất, mục đích để chống sạt lở đất nhà bên cạnh, chống sụt lún, nghiêng, sập nhà bên cạnh.
Chi phí này được tính riêng ngoài chi phí xây dựng thô tùy vào điều kiện thi công, địa chất công trình và biện pháp thi công.
Với những thông tin cung cấp trong bài viết trên chắc hẳn đã đáp ứng được những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn tìm một mẫu nhà phố có thể tăng không gian sống thoải mái cho bản thân và gia đình. Hãy liên hệ với Vicohome qua số hotline: 096.119.95.95 để được tư vấn thiết kế nhà có tầng hầm để xe phù hợp nhất với mảnh đất, yêu cầu cũng như sở thích của bản thân nhé.
Lưu ý khi thiết kế nhà có tầng hầm
Trước khi thiết kế, xây dựng hầm trong nhà thì quý khách hàng nên tham khảo thêm một số lưu ý dưới đây của Vicohome để đảm bảo an toàn trước và sau khi thi công nhé.
Kỹ thuật gia công tường và trần hầm chìm
Khi quyết định xây nhà có tầng hầm cần đảm bảo chống thấm, chống ngập cho công trình. Đưa ra các tình huống giả định để từ đó lựa chọn được cao độ của hầm, vật liệu và công nghệ chống thấm phù hợp.
Chú ý hệ thống chiếu sáng và phòng chống cháy nổ
Do tầng hầm nằm ở dưới lòng đất nên việc ánh sáng và độ thông thoáng của không gian cần được đảm bảo, bố trí một cách hợp lý để cung cấp đủ lượng sáng cho căn phòng, chú ý độ thông thoáng, thông gió, thông mùi để căn phòng không bị ngợp, bí bách.
Đối với tầng hầm sử dụng với mục đích để xe cần lắp đặt thêm hệ thống báo cháy, báo khói.
Nội thất gara trong mẫu nhà tầng hầm
Nội thất gara trong thiết kế nhà có tầng hầm để xe cần được bố trí khoa học và tiện nghi để xe được bảo vệ tối đa.
Hệ cửa tầng hầm trong nhà
Nên lựa chọn loại cửa tầng hầm có tích hợp cuốn tự động để đảm bảo cho độ an toàn và tính thuận tiện trong suốt quá trình sử dụng.
Thiết kế thoát nước cho tầng hầm
Cần thiết kế rãnh âm ở chân đường dẫn dốc xuống tầng hầm để hứng nước mưa và dẫn nước sang lỗ ga.
Vicohome - Đơn vị thiết kế nhà có tầng hầm uy tín
Vicohome là một trong những đơn vị xây dựng và thiết kế các nhà phố, biệt thự có tầng hầm với nhiều năm kinh nghiệm cùng những công trình trải dài khắp cả nước.
Các công trình của Vicohome luôn nhận được phản hồi tốt từ gia chủ. Đây chính là niềm tự hào cũng như động lực để Vicohome cố gắng nhiều hơn trong việc xây dựng nên những mái nhà, tổ ấm cho quý khách hàng.
Nếu cần giải đáp thông tin đến thiết kế xây dựng hoặc cần tìm một đơn vị xây nhà có tầng hầm hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 096.119.95.95 để được đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn, hỗ trợ bạn nhanh nhất. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ có ích với bạn.
Đánh giá - Bình luận
Có 0 bình luận, đánh giá về
Nhận xét và đánh giá