Xây nhà có tầng bán hầm hiện nay đang rất phổ biến và được ưa chuộng bởi nhiều những ưu điểm vượt trội. Vậy xây chi phí để xây dựng nhà bán hầm là bao nhiêu? Quy định về xây dựng tầng bán hầm như thế nào? Diện tích hẹp có xây được hầm hay không ? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!
Thiết kế nhà có tầng bán hầm là gì?
Tầng bán hầm hay tầng hầm nổi/nửa hầm là kiểu tầng hầm mà một nửa chiều cao của nó nằm trên mặt đất hoặc bằng cao độ mặt đất đặt công trình, nửa còn lại nằm phía dưới.
Thiết kế tầng bán hầm sẽ thông thoáng hơn tầng hầm vì đón ánh sáng tự nhiên từ một nửa ngang hoặc nhô lên khỏi mặt đất.
Xây nhà bán hầm có ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm khi xây nhà có tầng bán hầm
Xây nhà có tầng bán hầm rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến ở nhiều công trình nhà ở hiện nay nhất nhà phố trong các khu đô thị bởi những lợi ích như:
Làm gara để xe
Đối với những căn nhà ống hẹp, diện tích hạn chế cần thiết phải xây tầng bán hầm làm chỗ để xe cho gia đình hoặc những cửa hàng kinh doanh mặt phố mà không có nơi đỗ xe, không có vỉa hè thì tầng bán hầm cũng là nơi tuyệt vời để giải quyết vấn đề này
Làm nơi chứa đồ tiện ích
Ngoài việc để xe, tầng bán hầm cũng là không gian để trữ đồ như đặt hệ thống hộp kỹ thuật điện, nước hoặc để những đồ đạc chưa sử dụng đến. Bạn sẽ không mất thêm chi phí và không gian xây phòng kho riêng mà vẫn đảm bảo ngôi nhà được ngăn nắp, gọn gàng.
Làm cho ngôi nhà thêm cao ráo, thông thoáng hơn
Xây dựng tầng bán hầm làm mặt chung của ngôi nhà sẽ được nâng lên cao hơn. Từ đó, nhà sẽ thông thoáng hơn, đón nhận ánh sáng tự nhiên được nhiều hơn đồng thời hạn chế ẩm mốc.
Nhược điểm khi xây nhà có tầng bán hầm
Chi phí thi công nhà có tầng hầm sẽ cao hơn hẳn so với những căn nhà thông thường không sử dụng hầm khác. Mức chênh lệch chi phí này đến từ điều kiện khắt khe của những vật liệu chống thấm, độ dốc và các yếu tố kỹ thuật phức tạp khác. Độ sâu của tầng bán hầm càng lớn thì chi phí gia chủ phải bỏ ra cũng càng nhiều.
Thiết kế, thi công tầng bán hầm cũng phức tạp hơn so với xây dựng nhà thông thường do đó cần phải tính toán kết cấu hợp lý, thợ có tay nghề để công trình được đảm bảo độ an toàn và thẩm mỹ.
➤➤➤ Xem thêm: Thiết kế nhà có gara
Quy định xây dựng tầng hầm như thế nào?
Về kích thước
Chiều cao: Theo quy định theo Bộ Xây dựng, chiều cao tầng hầm và tầng bán hầm tối thiểu là 2.2m. Chiều cao được tính từ mép cửa hầm phải vuông góc so với mặt dốc để đảm bảo sự lưu thông an toàn cho các phương tiện giao thông.
Độ dốc: Độ dốc bán hầm không vượt quá 15% – 20% so với chiều sâu hầm.
Trường hợp dốc uốn hình xoắn ốc, độ dốc sẽ lài hơn và thường tối đa độ độc là 13% (dốc thẳng 15%)
Về chiều sâu: Độ sâu cần đào khi xây dựng tầng bán hầm là =< 1,5m so với bề mặt đất tự nhiên. Cần phải đào cả công trình với độ sâu trung bình đến đáy móng sẽ là 3m để đạt được tiêu chuẩn trên.
Về kỹ thuật
Chú trọng về các giải pháp thông khí và ánh sáng cũng như kết cấu của tầng hầm để đảm bảo mẫu nhà ở cân đối, thoáng đãng và thoải mái.
Nền và vách hầm cần đổ bê tông, cốt thép có độ dày 20m để đảm bảo không bị các loại nước thải sinh hoạt, nước ngầm của các căn hộ xung quanh ngấm vào. Các kỹ thuật xử lý chống thấm cũng cần được thực hiện nghiêm ngặt.
Cần thiết kế rãnh âm ở chân đường dẫn dốc xuống tầng hầm để hứng nước mưa và dẫn nước sang lỗ ga.
Các giải pháp thông khí và ánh sáng cũng như kết cấu của tầng hầm cần đảm bảo sao cho thoải mái, thoáng đãng và cân đối.
Một số quy định khác về tầng hầm nhà phố
Đối với các trường hợp xây dựng tầm hầm nhà phố, gia chủ cần phải tuân thủ theo các quy định dưới đây:
+ Phần nổi tầng hầm không cao quá 1,2m so với độ cao của vỉa hè hiện hữu và đã ổn định (tính từ sàn tầng trệt).
+ Vị trí đường hầm xuống tầng hầm (ram dốc) phải cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.
+ Nhà liền kề có mặt tiền tiếp giáp với đường lộ giới nhỏ hơn 6m không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống cho ô tô tiếp cận trực tiếp với mặt đường.
+ Đối với nhà phố ngắn, hẹp, không có sân, sát mặt đường chính thì độ dốc tối đa là 25%
➤➤➤ Xem thêm: Thiết kế nhà có tầng hầm
Xây nhà bán hầm hết bao nhiêu?
Chi phí xây dựng tầng bán hầm
Thông thường tầng bán hầm sẽ được tính bằng 1,5 - 2 lần so với sàn tầng trệt tùy theo độ sâu, độ phức tạp của hầm. Có thể ước lượng như sau:
- Tầng bán hầm có độ sâu từ 1.0 đến 1.3m so với cốt vỉa hè tính 150% diện tích sàn tầng trệt
- Tầng bán hầm có độ sâu từ 1.3 đến 1.7m so với cốt vỉa hè tính 170% diện tích sàn tầng trệt
- Tầng bán hầm có độ sâu từ 1.7 đến 2.0m so với cốt vỉa hè tính 200% diện tích sàn tầng trệt
Chi phí gia cố hầm
Khi xây dựng các công trình có tầng hầm thì tùy vào độ phức tạp của địa hình khu vực thi công mà có phải gia cố vách tầng hầm khi đào đất, mục đích để chống sạt lở đất nhà bên cạnh, chống sụt lún, nghiêng, sập nhà bên cạnh nhất là các nhà cấp 4 đã xây dựng lâu năm.
Chi phí này được tính riêng ngoài chi phí xây dựng thô tùy vào điều kiện thi công, địa chất công trình và biện pháp thi công.
Kinh nghiệm xây nhà có tầng bán hầm
Đảm bảo kỹ thuật
Chống thấm, ngập: Khi quyết định xây nhà có tầng hầm cần đảm bảo chống thấm, chống ngập cho công trình. Đưa ra các tình huống giả định để từ đó lựa chọn được cao độ của hầm, vật liệu và công nghệ chống thấm phù hợp
Ánh sáng và độ thông thoáng: Do tầng bán hầm nằm một phần h ở dưới lòng đất nên việc ánh sáng và độ thông thoáng của không gian cần được đảm bảo, bố trí một cách hợp lý để cung cấp đủ lượng sáng cho căn phòng, chú ý độ thông thoáng, thông gió, thông mùi để căn phòng không bị ngợp, bí bách.
Đảm bảo công năng và thuận tiện khi sử dụng
Nếu diện tích tầng hầm bị hạn chế thì ram dốc và các công trình phụ sẽ chiếm hết khoảng không dẫn đến hiệu suất khai thác sẽ không hiệu quả so với kinh phí bỏ ra khi thi công tầng hầm. Chủ nhà cần cân nhắc khi thi công tầng hầm nếu diện tích đất xây dựng quá nhỏ.
Nếu chỉ làm nhà dưới 3 tầng thì không nên thi công hầm hoặc bán hầm vì có thể nhu cầu sử dụng khu vực này sẽ không cao, dẫn đến các khai thác không hiệu quả.
Nếu thi công tầng hầm hay bán hầm với mục đích để phương tiện xe đi lại thì hãy cân đối số tầng so với diện tích và quy mô hầm, tránh tình trạng quá tải do số lượng xe lớn hơn công suất phục vụ.
Đảm bảo an toàn khi thiết kế và thi công xây dựng
Bản thiết kế công trình và quá trình thi công cần đảm bảo đúng kỹ thuật khi xây dựng nhà có tầng hầm. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của bạn. Đối với tầng hầm sử dụng với mục đích để xe cần lắp thêm hệ thống báo cháy, báo khói.
Lựa chọn đơn vị uy tín
Cần tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn đơn vị xây dựng, thiết kế nhà ở uy tín bởi đây là yếu tố quan trọng để nhà bạn nói chung và tầng bán hầm nói riêng được thiết kế thi công đảm bảo đúng kỹ thuật, độ chắc chắn và an toàn.
Việc lựa chọn nhà thầu không uy tín có thể gây ra những rủi ro thiệt hại cho gia chủ. Nó ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng công trình. Ngoài ra còn có thể gây sụt lún, nứt nhà bên cạnh và bạn phải đối mặt với những khoản đền bù lớn.
Một số mẫu nhà bán hầm
Mẫu nhà phố có tầng bán hầm
Biệt thự tầng bán hầm
Trên đây là những thông tin, kinh nghiệm về xây nhà bán hầm mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Và nếu đang cần một đơn vị thiết kế, thi công xây dựng nhà phố, nhà bán hầm, nhà hầm thì hãy liên hệ ngay với Vicohome để được đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn hỗ trợ bạn. Gọi ngay hotline 096.119.95.95 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!
Đánh giá - Bình luận
Có 0 bình luận, đánh giá về
Nhận xét và đánh giá