Xây nhà là việc “hệ trọng cả đời” nên tất cả hạng mục phải được tính toàn và xây dựng một cách tỉ mỉ, rõ ràng. Dù không phải người trong ngành, nhưng bạn nên biết cách tính gạch xây nhà, cách tính diện tích công trình, cách tính đơn giá…để có thể ước lượng được khoảng chi phí cho công trình của mình. Điều này giúp gia chủ xác định được số lượng vật và mức chi phí cho vật liệu xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà.
Vicohome đã hướng dẫn bạn cách tính diện tích và đơn giá thi công trong những bài viết trước đó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn phân biệt các loại gạch và cách tính gạch xây nhà đơn giản, chi tiết nhất nhé!
Các loại gạch để xây nhà, kích thước từng loại gạch
Có thể bạn không biết, có rất nhiều loại gạch phục vụ cho nhiều mục đích xây dựng khác nhau, mỗi loại lại có ưu và nhược điểm riêng. Do đó, khi dự toán 1 mét vuông xây hết bao nhiêu viên gạch cần phải dựa vào chủng loại và đặc điểm của nó để có cách tính gạch xây nhà thích hợp. Dưới đây là một số loại gạch được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng:
Gạch ống
Gạch ống hay còn gọi là gạch đất nung là loại gạch được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Cấu tạo: Gạch được chế tạo từ hỗn hợp đất sét và nước, sau đó đúc thành khuôn và nung ở nhiệt độ cao rồi phơi khô, có hình trụ rỗng, hai đầu phẳng.
- Kích thước phổ biến: 220x105x60mm hoặc 220x105x80mm
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ thi công, cách nhiệt tốt, kết cấu chắc chắn, độ bền cao.
- Nhược điểm: Chịu lực thấp, dễ bị vỡ, lẹm và dễ thấm nước.
- Chi phí: Chi phí khoảng 1.200 - 1.500 đồng/viên.
- Thích hợp cho: Xây tường bao, vách ngăn nhẹ.
Gạch thẻ
Gạch thẻ thường được sử dụng để xây tường nhà nhờ những đặc điểm sau đây:
- Cấu tạo: Gạch thẻ được làm từ hỗn hợp đất nung kết hợp bột đá và các chất phụ gia, có hình chữ nhật, bề mặt phẳng mịn.
- Kích thước phổ biến: 190x90x60mm, 190x90x40mm.
- Ưu điểm: Thẩm mỹ cao, đa dạng mẫu mã (gạch thẻ đặc, gạch 2 lỗ, 4 lỗ…), độ bền màu cao, chống thấm, chịu lực tốt.
- Nhược điểm: Giá thành cao, khó thi công hơn so với gạch ống.
- Giá thành: Khoảng 4.000 - 6.000 đồng/viên.
- Thích hợp cho: Xây tường, mặt tiền nhà, trang trí nội thất.
Gạch 2 lỗ
- Cấu tạo: Đây cũng là loại gạch được làm từ đất nung, có hình chữ nhật, hai đầu phẳng, có 2 lỗ rỗng.
- Kích thước phổ biến: 220x105x50mm, 220x105x60mm.
- Ưu điểm: Chịu lực tương đối tốt, giá thành rẻ hơn so với gạch thẻ.
- Nhược điểm: Thẩm mỹ không cao bằng gạch thẻ, gạch nhỏ nên tốn nhiều vật liệu hơn.
- Giá thành: Khoảng 1.500 - 2.000 đồng/viên.
- Thích hợp cho: Xây tường chịu lực, vách ngăn.
Gạch 4 lỗ
- Cấu tạo: Giống với gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ cũng được làm từ đất nung, có hình chữ nhật, hai đầu phẳng, có 4 lỗ rỗng.
- Kích thước phổ biến: 220x105x110mm, 220x140x110mm.
- Ưu điểm: Chịu lực tốt, gạch to nên tiết kiệm vật liệu xây dựng.
- Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với gạch 2 lỗ.
- Giá thành: Khoảng 2.000 - 2.500 đồng/viên.
- Thích hợp cho: Xây tường chịu lực, nhà cao tầng.
Gạch 6 lỗ
- Cấu tạo: Được làm từ đất nung, có hình chữ nhật, hai đầu phẳng, có 6 lỗ rỗng.
- Kích thước phổ biến: 220x150x140mm.
- Ưu điểm: Chịu lực tốt nhất trong các loại gạch nung, trọng lượng nhẹ hơn gạch nung truyền thống, tiết kiệm vật liệu xây dựng, dễ tản nhiệt.
- Nhược điểm: Giá thành cao nhất trong các loại gạch nung.
- Giá thành: Khoảng 2.500 - 3.000 đồng/viên.
- Thích hợp cho: Xây tường chịu lực lớn, nhà cao tầng.
Gạch block
Gạch block hay còn được gọi là gạch không nung, gạch bê tông có nhiều loại mẫu mã như gạch block bê tông đặc, gạch block bê tông rỗng, gạch polymer hóa, gạch ống,…
- Cấu tạo: Được làm từ bê tông xi măng, cốt liệu đá, có hình chữ nhật, kích thước lớn.
- Kích thước phổ biến: 610x240x190mm, 610x240x150mm.
- Ưu điểm: Thi công nhanh gọn, tiết kiệm chi phí nhân công, độ bền tốt.
- Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với gạch nung, khả năng chịu lực thấp hơn, trọng lượng nặng hơn các loại gạch khác.
- Giá thành: Khoảng 8.000 - 10.000 đồng/viên.
- Thích hợp cho: Xây tường bao, vách ngăn nhẹ, nhà cấp 4.
➤➤➤ Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn vật liệu xây dựng
Yếu tố ảnh hưởng tới cách tính gạch xây nhà
Để tính gạch xây nhà chính xác nhất, bạn không nên bỏ qua các yếu tố sau đây vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng bạn cần nắm rõ
Kích thước của gạch
Như thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, mỗi loại gạch lại có kích thước khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích xây dựng. Khi bạn sử dụng loại gạch có kích thước lớn thì số lượng gạch sử dụng cho một m2 sẽ ít hơn so với loại gạch có kích thước nhỏ. Vậy nên, bạn cần xác định loại gạch phù hợp với diện tích nhà mình để tính toán và ước lượng số lượng chính xác hơn.
Phong cách xây
Phong cách xây hay cách đặt gạch cũng ảnh hưởng đến cách tính gạch xây nhà. Ví dụ gạch được xây theo chiều dọc, lúc này diện tích tiếp xúc nhỏ do đó cần tính đến cả diện tích mạch vữa khi tính toán số lượng gạch.
Còn khi đặt gạch ngang, diện tích tiếp xúc giữa các viên gạch lớn, có thể bỏ qua diện tích mạch vữa khi tính toán số lượng gạch (trừ trường hợp sử dụng mạch vữa dày). Ngoài ra, cách đặt gạch còn ảnh hưởng đến cấu trúc, độ chắc chắn và ổn định của bức tường và của cả căn nhà.
Độ dày của mạch vữa
Như đã nói ở trên, cách tính gạch cũng bao gồm cả độ dày của mạch vữa. Độ dày của mạch vữa ảnh hưởng đến số lượng gạch cần thiết khi xây nhà. Mạch vữa mỏng thì cần nhiều gạch hơn và ngược lại, mạch vữa dày thì cần ít gạch hơn. Bên cạnh đó, độ dày nên có của mạch vữa ngang là 12mm và mạch dọc là 10mm.
Hướng dẫn cách tính gạch xây nhà theo m2
Hiện hay, cách tính gạch xây phổ biến nhất là tính lượng gạch cần sử dụng để xây 1m2 tường. Người ta thường tính theo 2 loại tường là tường 10, 110 với 1m2 và tường 20, 220 với 1m2.
Công thức tính gạch xây tường 10, 110 với 1m2
Tường 110 hay còn được gọi là tường 10, có cấu trúc gồm 1 hàng gạch. Độ dày của tường được quy định tùy theo vùng, ở miền Bắc sẽ là 110mm và loại gạch thường dùng có kích thước 65 x 105 x 220 mm, còn ở miền Nam là 100mm và dùng gạch 40 x 80 x 190 mm và 80 x 80 x 190 mm.
Do đó, lượng gạch được sử dụng để xây tường cũng có sự chênh lệch nhỏ giữa 2 miền. Loại tường này có khả năng chịu lực không quá tốt nên thường được sử dụng cho nhà cấp 4, nhà xưởng, kho hàng, vách ngăn...
Theo kinh nghiệm của xây dựng Vicohome, 1m2 tường 10 cần 55 viên gạch, bao gồm 10 % số lượng gạch hao hụt do một số viên bị sứt, vỡ và mạch vữa. Vì vậy, để tính số lượng gạch cho 1 bức tường 10, ta có công thức như sau:
Số gạch = Diện tích tường x 55 + 10%
Cách tính gạch xây tường 20, 220 với 1m2
Tường 220 hay còn gọi là tường 20 có cấu trúc 2 hàng gạch. Ở miền Bắc, độ dày của tường được quy định là 220mm, còn ở miền Nam là 200mm. Kích thước gạch thường sử dụng ở 2 miền cũng khác nhau, miền Bắc thường dùng gạch 65 x 105 x 220 mm còn miền Nam dùng loại 40 x 80 x 190 mm và 80 x 80 x 190 mm.
Với kết cấu 2 hàng gạch, tường 20 có khả năng chịu lực rất tốt, độ chắc cao. Tuy nhiên, loại tường này dùng loại gạch khá lớn và yêu cầu diện tích xây dựng cũng lớn nên nó thường được sử dụng cho nhà phố, biệt thự, chung cư,...
Theo tính toán, 1m2 tường 20 cần 110 viên gạch, số lượng hao hụt gạch là 105 và mạch vữa. Bên cạnh đó, đối với loại tường 220 này, cứ khoảng 5 - 7 hàng gạch dọc sẽ có 1 hàng gạch ngang để liên kết 2 hàng gạch của bức tường, giúp tường chắc chắn và an toàn hơn. vì vậy, mỗi m2 tường 20 sẽ có khoảng 12 viên gạch quay ngang, nên chúng ta sẽ có công thức như sau:
Số gạch = Diện tích tường x 122 + 10% hao hụt
➤➤➤ Xem thêm: Cách tính chi phí xây nhà
Lưu ý khi lựa chọn gạch xây tường
Lựa chọn gạch phù hợp với công trình
Lựa chọn loại gạch phù hợp với công trình của mình là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tường nhà mình. Gia chủ nên ưu tiên chọn loại gạch có chất lượng cao, chịu lực tốt để đảm bảo tính kiên cố cho công trình và hạn chế những tác động bên ngoài như nắng, mưa. Để chắc chắn hơn, bạn nên trực tiếp đến các cửa hàng cung cấp vật liệu xây dựng để tham khảo, kiểm tra chất lượng và lựa chọn loại gạch phù hợp nhất.
Nếu nguồn ngân sách không cho phép, bạn có thể sử dụng kết hợp nhiều loại gạch khác nhau để giảm chi phí. Ví dụ như sử dụng loại gạch có khả năng chịu lực cao cho những bức tường quan trọng, còn phần tường bao và tường trang trí có thể sử dụng loại khác khác như gạch nung, gạch 2 lỗ để tiết kiệm hơn.
Tính toán lượng gạch cần thiết
Khi đã lựa chọn được loại gạch phù hợp với công trình nhà mình, bạn cần tính toán kỹ số gạch cần thiết cho quá trình xây dựng. Việc tính gạch xây nhà sẽ giúp bạn đặt mua vừa đủ, không thiếu không thừa và nắm được khoản kinh phí cho vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, vì gia chủ không có quá nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nên việc tính số lượng gạch chỉ mang tính tương đối chứ không hoàn toàn chính xác. Để có con số chính xác hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của nhà thầu và để ban dự toán của họ tính toán lại một lần nữa.
Không sử dụng gạch kém chất lượng
Như bạn đã biết, sử dụng gạch chất lượng sẽ giúp chất lượng công trình của bạn kiên cố và vững chãi hơn. Vì vậy, bạn không nên sử dụng gạch kém chất lượng. Vậy gạch kém chất lượng là gì? Là những loại gạch có khả năng chịu lực kém, dễ vỡ, dễ ngấm nước.
Nếu lỡ mua phải loại gạch đó, ta không nên thấy tiếc mà vẫn tận dụng xây nhà. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và độ an toàn của công trình. Bạn có thể dùng gạch vỡ để đổ vào phần móng nhà hoặc xây tường rào.
Trên đây là 2 cách tính gạch xây nhà đơn giản và tương đối chính xác. Mỗi loại tường và tùy theo loại gạch sử dụng sẽ cần số lượng gạch khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể tự tính số lượng gạch dù không phải là một thợ xây chuyên nghiệp. Hãy dựa vào đó để lựa chọn loại gạch phù hợp nhất với công trình nhà mình nhé. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách tính gạch xây nhà hay đang muốn tìm một đơn vị thi công, liên hệ ngay Vicohome theo hotline 096 119 95 95 để được giải đáp và tư vấn kịp thời nhé!
Đánh giá - Bình luận
Có 0 bình luận, đánh giá về
Nhận xét và đánh giá