Với làn sóng phát triển mạnh mẽ hiên nay, việc các căn nhà cao tầng, chung cư mini 7,8 tầng,… mọc lên như nấm không chỉ ở thành thị mà còn ở cả ngoại thành, nông thôn. Vậy khi xây nhà cao tầng cần chú ý tới những thủ tục gì, hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng như nào? Quy đinh, lệ phí bao nhiêu? Mời quý bạn cùng tìm hiểu thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng mới nhất, chuẩn nhất qua bài viết ngay dưới đây.
Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng như nào?
Dựa vào Khoản 17 Điều 3 theo bộ Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi và bổ sung 2020, quy định về giấy phép xây dựng như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
17. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình”
Vì vậy, chỉ được xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng với những mục đích như sau:
- Xây mới
- Cải tạo, di dời công trình
- Sửa chữa nhà
Bởi vậy, giấy phép xây dựng nhà cao tầng chỉ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà cao tầng
Căn cứ vào Khoản 2, Khoản 3 Điều 103 Luật xây dựng 2014, được sửa đổi bổ sung 2020, Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà cao tầng được quy định như sau:
Điều 103: Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
“2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý”
Như vậy sẽ có hai cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà cao tầng là ủy ban nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp tỉnh
➤➤➤ Xem thêm: Đơn giá thiết kế nhà ở
Quy trình và thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng
Hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng
Trước khi tiến hành thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng thì chủ đầu tư dự án cần phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng. Trong tập hồ sơ gồm tài liệu và văn bản như:
- Đơn đề nghị cấp phép xây dựng (theo mẫu đã được quy định)
- Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, Giấy quyết định cho phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- 02 bộ bản vẽ thiết kế kiến trúc kết cấu do tổ chức hoặc cá nhân có đủ điều kiện và năng lực thực hiện, đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định
- Đối với những trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào trong công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư thì cần phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
- Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định
Thủ tục xin phép xây dựng nhà ở cao tầng
- Hình thức: Nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ
- Nơi nộp: Sở xây dựng tỉnh
- Quy trình xét duyệt: Sở xây dựng tỉnh sẽ tiếp nhận hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng nhà cao tầng rồi kiếm tra hồ sơ. Chỉ khi hồ sơ của chủ đầu tư đáp ứng đúng theo quy định mới được ghi giấy biên nhận. Trong trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì chủ đầu tư sẽ được hướng dẫn thêm để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ xin phép xây dựng
- Thời hạn xét duyệt: Thời hạn xét duyệt hồ sơ sẽ rơi vào 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan được giao thẩm định hồ sơ sẽ xem xét hồ sơ cũng như kiểm tra thực địa. Sở xây dựng tỉnh sẽ xác định những tài liệu nào còn thiếu và những tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản tới cho chủ đầu tư trong quá trình bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Chủ đầu tư chỉ được điều chỉnh và bổ sung hồ sơ tối đa 2 lần. Nếu sau 2 lần bổ sung hồ sơ, chủ đầu tư vẫn không thể đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì sở xây dựng tỉnh sẽ ngừng xem xét việc cấp giấy phép và thông báo tới cho chủ đầu tư biết
- Thời hạn cấp giấy phép xây dựng nhà ở cao tầng: Khoảng 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở cao tầng
- Nhận kết quả: Chủ đầu tư tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả
- Lệ phí: Lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ
➤➤➤ Xem thêm: Báo giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội
Quy định về số tầng cấp phép xây dựng nhà cao tầng
Trên thực tế, việc xây bao nhiêu tầng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ: quy hoạch số tầng nhà ở nông thôn sẽ khác so với thành thị, nhà ở trong ngõ sẽ được xây dựng với số tầng khác với nhà ở trục đường chính, nhà ở riêng lẻ cũng có quy định về số tầng khác với nhà ở khu đô thị. Việc xây nhà bao nhiêu tầng sẽ được cụ thể như sau:
Số tầng cấp phép xây dựng nhà ở trong ngõ nhỏ hơn 3,5m
Nếu vị trí xây nhà trong ngõ nhỏ hơn 3,5m thì chủ đầu tư chỉ được xây tối đa 3 tầng với tổng chiều cao không được quá 13,6m. Nếu có tầng trệt cũng không được xây cao quá 3,8m
Số tầng cấp phép xây dựng nhà ở trong đường lộ giới từ 3,5m – 7m
Với chiều rộng của lộ giới từ 3,5 – 7m thì chủ đầu tư sẽ được phép xây nhà với quy mô 3 tầng đối với các trường hợp không có thêm yếu tô tăng tầng cao. Với những nhà có khoảng lùi thì chủ đầu tư được xây dựng tối đa là 4 tầng tại các khu vực trung tâm của thành phố hoặc trung tâm quận/ huyện
Số tầng cấp phép xây dựng nhà ở trong đường lộ giới từ 7m - 12m
Chủ đầu tư được phép xây dựng tối đa 4 tầng nếu không có yếu tố tăng tầng
Được xây tối đa 5 tầng nếu xây dựng tại trung tâm quận/ huyện, thành phố hoặc xây dựng trên các lô đất lớn
Được xây dựng tối đa 6 tầng nếu nhà được xây có 1 trong 2 yếu tố là tăng tầng cao là nhà ở trung tâm thành phố, trung tâm quận huyện hoặc xây dựng trên lô đất có diện tích lớn
Số tầng cấp phép xây dựng nhà ở trong đường lộ giới từ 12m - 20m
Chủ đầu tư chỉ được phép xây dựng tối đa 4 tầng nếu không có yếu tố tăng tầng
Được xây dựng 5 tầng nếu vị trí xây dựng thuộc trung tâm quận/ huyện, thành phố hoặc xây dựng trên lô đất lớn
Được xây dựng 6 tầng nếu vị trí xây dựng thỏa mãn 2 trong 3 yếu tố tăng tầng cao là xây dựng trên khu đất lớn hoặc vị trí xây dựng ở trung tâm quận/ huyện, thành phố
Được xây dựng 7 tầng nếu thỏa mãn cả 3 yếu tố tăng tầng cao
Trên đây là những thông tin về quy định số tầng cấp phép xây dựng hiện nay
Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng
- Với nhà ở riêng lẻ: 50.000vnđ/ giấy phép
- Đối với các công trình khác: 100.000vnđ/ giấy phép
- Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000vnđ/ giấy phép
Mức thu lệ phí xin giấy phép xây dựng ở một số tỉnh thành:
- Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng mới với nhà ở riêng lẻ: Hà Nội (75.000vnđ/ giấy phép), Hồ Chí Minh (50.000vnđ/ giấy phép), Đà Nẵng (100.000vnđ/ giấy phép)
- Lệ phí xin cấp giấy phép với những công trình khác: Hà Nội (150.000vnđ/ giấy phép), Hồ Chí Minh (100.000vnđ/ giấy phép), Đà Nẵng (100.000vnđ/ giấy phép)
- Lệ phí khi gia hạn giấy phép xây dựng: Hà Nội (15.00vnđ/ giấy phép), Hồ Chí Minh (10.000vnđ/ giấy phép), Đà Nẵng (10.000vnđ/ giấy phép)
➤➤➤ Xem thêm: Lệ phí xin giấy cấp phép xây dựng
Xây dựng quá số tầng cho phép bị phạt như thế nào
Dựa theo Điều 12 của Luật Xây dựng năm 2014 quy định, cá nhân hoặc hộ gia đình xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp là hành vi vi phạm. Đối với những trường hợp xây dựng nhà được cấp giấy phép xây dựng quy định số tầng bao nhiêu, nếu xây dựng sai số tầng sẽ bị phạt vi phạm hành chính căn cứ theo Khoản 4, Khoản 6, Điều 16
Với các công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp với trường hợp cấp phép sửa chữa, di dời, cải tạo công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn:
- Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 15 triệu – 20 triệu đồng
- Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu di tích lịch sử, khu bảo tồn hay công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 25 triệu – 30 triệu
- Đối với xây dựng công trình yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 70 triệu – 90 triệu
Trường hợp xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới:
- Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền 30 triệu – 40 triệu
- Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu di tích lịch sử, khu bảo tồn hay công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 50 triệu – 70 triệu
- Đối với xây dựng công trình yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 100 triệu – 120 triệu
Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và bắt buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm
Dịch vụ xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng
Không chỉ là đơn vị thiết kế và xây dựng nhà cao tầng chuyên nghiệp, uy tín tại Hà Nội, Vicohome còn được biết tới là đơn vị lập dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà ở thương mại, nhà xưởng,…. uy tín tại Hà Nội nói riêng và ở các tỉnh phía Bắc nói chung. Dịch vụ xin giấy phép xây dựng tại Hà Nội và tư vấn lập dự án của Vicohome được các chủ đầu tư hài lòng và đánh giá cao khi đáp ứng được các tiêu chí:
- Tư vấn chính xác, nhiệt tình
- Quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng
- Hồ sơ chuẩn bị đầy đủ, chỉnh chu, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn khắt khe theo quy định của pháp luật
- Đảm bảo đúng tiến độ, tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho chủ đầu tư
Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, Vicohome đã giúp quý bạn hiểu rõ hơn thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời quý khách hàng liên hệ trực tiếp với Vicohome qua số Hotline: 096.119.95.95 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất
Đánh giá - Bình luận
Có 0 bình luận, đánh giá về
Nhận xét và đánh giá