Xây nhà phần thô được xem là giai đoạn cốt lõi, đóng vai trò quyết định đến độ bền và tuổi thọ công trình. Để sở hữu một ngôi nhà an toàn, kiên cố, việc hiểu rõ xây nhà phần thô bao gồm những gì, giá xây nhà phần thô 2025 ra sao và cần lưu ý những gì để đảm bảo chất lượng là điều rất cần thiết đối với mỗi chủ đầu tư.
Thực tế, không ít gia chủ còn nhầm lẫn giữa xây nhà phần thô và xây nhà trọn gói, dẫn đến những quyết định thiếu chính xác trong khâu lựa chọn dịch vụ. Bên cạnh đó, bài toán chi phí xây dựng phần thô cũng là mối bận tâm lớn, đặc biệt khi giá vật liệu và nhân công không ngừng biến động.
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng, Vicohome xin gửi tới quý khách hàng bài viết chi tiết dưới đây, tổng hợp đầy đủ các thông tin quan trọng về thi công phần thô, giúp quý vị có cái nhìn toàn diện và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho công trình của mình.
Xây nhà phần thô là gì?
Xây nhà phần thô là công đoạn đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất khi xây dựng nhà ở. Phần thô bao gồm toàn bộ công việc liên quan đến kết cấu, nền móng, khung sườn của ngôi nhà. Đây chính là phần xương sống, đảm bảo sự vững chắc và an toàn cho toàn bộ công trình.
Khi nhắc đến xây nhà phần thô, nhiều người thường thắc mắc xây thô gồm những gì? Hiểu đơn giản, đây là quá trình xây dựng từ móng đến mái, bao gồm cả hệ thống điện nước âm tường. Các hạng mục hoàn thiện thẩm mỹ như sơn tường, lát gạch, lắp cửa, nội thất... sẽ chưa được thực hiện ở giai đoạn này.

Tầm quan trọng của thi công phần thô
Phần thô được ví như nền móng sức khỏe của ngôi nhà. Nếu thi công phần thô sai sót, dù hoàn thiện đẹp đến đâu cũng dễ xảy ra hiện tượng nứt tường, sụt lún, thấm dột, rò rỉ hệ thống nước âm… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình mà còn đội thêm chi phí sửa chữa về sau.
Thi công phần thô bài bản giúp:
-
Tối ưu kết cấu chịu lực.
-
Tăng khả năng chống thấm, chống nứt.
-
Tạo tiền đề cho phần hoàn thiện nhanh gọn, tiết kiệm.
Chính vì vậy, khi tìm hiểu xây nhà phần thô là gì, gia chủ cần hiểu rằng đây không chỉ là một giai đoạn kỹ thuật đơn thuần, mà còn là nền tảng quyết định toàn bộ chất lượng ngôi nhà.
Xây nhà phần thô không đơn giản chỉ là xây tường hay đổ sàn. Đây là một quy trình khép kín, kết hợp chặt chẽ giữa vật liệu xây dựng và tay nghề nhân công.
Xây nhà phần thô gồm những gì?
Phần lớn khách hàng khi tìm hiểu về xây nhà phần thô đều thắc mắc cụ thể xây nhà phần thô gồm những gì hay xây thô gồm những gì. Đây là những câu hỏi quan trọng bởi hiểu đúng giúp bạn chủ động theo dõi, giám sát và kiểm soát chi phí hiệu quả.
Vật liệu xây nhà phần thô
Khi thi công phần thô, nhà thầu sẽ sử dụng các loại vật liệu cơ bản bao gồm:
-
Xi măng (dùng cho bê tông móng, cột, sàn, xây và tô tường)
-
Sắt, thép xây dựng (gia cố móng, cột, dầm)
-
Cát xây và cát tô (trộn vữa xây và trát tường)
-
Đá 1x2, đá 4x6 (đổ bê tông móng và sàn)
-
Gạch xây tường
-
Coppha, cốt pha (dùng đổ bê tông cột, dầm, sàn)
-
Ống nước, dây điện âm tường

Nhân công xây dựng phần thô
Chi phí nhân công xây nhà phần thô chiếm một phần lớn trong tổng chi phí xây dựng. Đội ngũ nhân công phần thô bao gồm:
-
Thợ đào móng, ép cọc (nếu cần)
-
Thợ xây tường, trát tường
-
Thợ đổ bê tông cột, dầm, sàn
-
Thợ lắp đặt hệ thống điện nước âm tường
-
Kỹ sư giám sát công trình
Các đơn vị thi công thô trọn gói như Vicohome sẽ lo toàn bộ nhân công và vật tư phần thô, giúp gia chủ không phải đau đầu tìm thợ riêng lẻ.
Các hạng mục xây nhà phần thô
Khi lựa chọn dịch vụ xây nhà phần thô, gia chủ cần nắm rõ các hạng mục công việc sẽ thực hiện. Điều này giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ và đánh giá chất lượng thi công thực tế.
Khảo sát, thiết kế và chuẩn bị mặt bằng
Trước khi thi công phần thô, nhà thầu sẽ thực hiện các bước quan trọng sau:
-
Khảo sát địa chất nền móng: Kiểm tra độ cứng của đất, mực nước ngầm để lựa chọn phương án móng phù hợp.
-
Thiết kế bản vẽ kết cấu: Bản vẽ chi tiết giúp xác định chính xác vị trí móng, cột, dầm, sàn và hệ thống kỹ thuật.
-
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng: Dọn dẹp, san phẳng, ép cọc (nếu cần).

Thi công móng nhà
Móng là bộ phận chịu lực chính của ngôi nhà. Tuỳ vào địa chất và quy mô công trình, nhà thầu sẽ chọn một trong các phương án sau:
-
Móng đơn: Dùng cho công trình nhỏ, nền đất cứng.
-
Móng băng: Phổ biến với nhà phố, nhà liền kề.
-
Móng cọc: Áp dụng cho đất yếu, công trình lớn.
Công đoạn xây nhà phần thô ở giai đoạn này gồm:
-
Đào móng.
-
Đổ bê tông lót.
-
Lắp đặt cốt thép móng.
-
Đổ bê tông móng.

Thi công khung nhà
Sau khi hoàn thành phần móng, nhà thầu tiến hành thi công khung nhà:
-
Dựng cột bê tông cốt thép.
-
Đổ dầm sàn từng tầng.
-
Xây tường gạch bao quanh.
-
Tô trát tường trong và ngoài.
Phần khung chính là bộ "xương sống" quyết định độ vững chắc và khả năng chịu lực của ngôi nhà.

Thi công mái nhà
Mái nhà không chỉ che chắn mà còn quyết định thẩm mỹ và khả năng chống thấm cho công trình. Tùy phong cách thiết kế, Vicohome sẽ thực hiện:
-
Đổ bê tông mái bằng.
-
Thi công mái thái, mái nhật (với biệt thự, nhà phố hiện đại).
-
Lắp đặt hệ thống thoát nước mái.
Đi hệ thống điện, nước âm tường
Giai đoạn cuối của phần thô là thi công hệ thống kỹ thuật:
-
Đi đường điện âm tường, âm sàn.
-
Lắp đặt ống nước cấp - thoát.
-
Đánh dấu vị trí công tắc, ổ cắm, đầu chờ thiết bị.
Việc đi điện nước đúng kỹ thuật ngay từ đầu giúp hạn chế rủi ro chập cháy, thấm dột sau này.
Vật liệu thi công phần thô bao gồm những gì?
Các vật liệu chính trong thi công phần thô bao gồm:
- Vật liệu xây dựng: Gạch, đá, xi măng, cát, sỏi, và thép. Đây là những vật liệu chủ yếu để xây dựng kết cấu nhà.
-Vật liệu kết cấu: Thép và bê tông cốt thép là những vật liệu chính để tạo nên khung sườn của ngôi nhà.
- Vật liệu kỹ thuật: Bao gồm các vật liệu như ống nước, dây điện, hộp kỹ thuật, cáp điện và các phụ kiện liên quan để lắp đặt hệ thống cấp thoát nước và điện.
Dưới đây là một số chủng loại vật liệu đang được áp dụng tại Vicohome cho khách hàng tham khảo:
STT | Vật liệu phần thô | Gói vật tư trung bình | Gói vật tư khá | Gói vật tư tốt | Gói vật tư cao cấp | Ghi chú |
1 | Sắt thép | Hòa Phát, Việt Pháp, Việt Đức | Hòa Phát, Việt Pháp, Việt Đức | Hòa Phát, Việt Pháp, Việt Đức | Hòa Phát, Việt Pháp, Việt Đức | Đường kính thép tuân thủ thiết kế (có thuyết minh tính toán) |
2 | Xi măng đổ Bê tông | Bỉm sơn, Bút sơn, Vissai, Duyên Hà | Hoàng Thạch, Hoàng Long, Chinfon | Hoàng Thạch, Hoàng Long, Chinfon | Hoàng Thạch, Hoàng Long, Chinfon | Bê tông mác 250 |
3 | Xi măng Xây trát tường | Bỉm sơn, Bút sơn, Vissai, Duyên Hà | Hoàng Thạch, Hoàng Long, Chinfon | Hoàng Thạch, Hoàng Long, Chinfon | Hoàng Thạch, Hoàng Long, Chinfon, Duyên Hà | Dùng cho công tác móng và cột |
4 | Bê tông thương phẩm | Bê tông Việt Hà, Việt Đức, Chèm Mác 250 | Bê tông Việt Hà, Việt Đức, Chèm Mác 250 | Bê tông Việt Hà, Việt Đức, Chèm Mác 250 | Bê tông Việt Hà, Việt Đức, Chèm Mác 250 | Dùng cho công tác mái |
5 | Cát đổ bê tông | Cát vàng | Cát vàng | Cát hạt lớn | Cát hạt lớn | Tốt nhất theo địa phương |
6 | Cát xây, trát tường | Cát hạt lớn, hạt trung | Cát hạt lớn, hạt trung | Cát hạt lớn, hạt trung | Cát hạt lớn, hạt trung | Tốt nhất theo địa phương |
7 | Gạch xây tường bao | Gạch tiêu chuẩn | Gạch đặc M75 | Gạch đặc loại 1 | Gạch đặc loại 1 | Tốt nhất theo địa phương |
8 | Gạch xây tường ngăn phòng | Gạch lỗ M50 | Gạch lỗ M50 | Gạch tuynel a1 | Gạch tuynel a1 | Tốt nhất theo địa phương |
9 | Dây điện chiếu sáng | Dây Trần Phú | Dây Trần Phú | Dây Trần Phú | Cadivi | Tiết diện dây theo tính toán thiết kế chịu tải |
10 | Đường ống cấp thoát nước | Tiền phong | Tiền phong | Tiền phong | Vesbo | Chính hãng |
11 | Hóa chất chống thấm sàn mái, nhà vệ sinh | Sika Latex – TH, Membrane | Sika Latex – TH, Membrane | Sika Latex – TH, Membrane | Sika Latex – TH, Membrane | Chính hãng |
Báo giá xây nhà phần thô chi tiết 2025
Năm 2025, thị trường xây dựng tiếp tục có nhiều biến động về giá vật liệu, nhân công. Vì vậy, việc tìm hiểu báo giá xây nhà phần thô mới nhất giúp gia chủ dự trù kinh phí chính xác và chọn được phương án xây dựng phù hợp.
Xây nhà phần thô bao nhiêu tiền 1m2?
Khi tìm hiểu về xây nhà phần thô, câu hỏi được quan tâm nhiều nhất chính là: xây nhà phần thô bao nhiêu tiền 1m2? Dưới đây là thông tin báo giá cập nhật mới nhất 2025 từ Vicohome, giúp bạn dễ dàng tham khảo và dự trù chi phí.
-
Nhà phố: 3.500.000 - 4.200.000 đồng/m2.
-
Nhà cấp 4: 3.000.000 - 4.000.000 đồng/m2.
-
Biệt thự: 4.000.000 - 6.000.000 đồng/m2.
Giá này bao gồm toàn bộ vật liệu thô và nhân công xây dựng. Chi phí có thể thay đổi theo khu vực, thời điểm và yêu cầu đặc biệt của từng công trình.
Công thức tính giá xây nhà phần thô
Khi tính tổng chi phí thi công phần thô, chủ nhà có thể áp dụng công thức:
Tổng chi phí xây nhà phần thô = Diện tích xây dựng x Đơn giá phần thô/m2 + chi phí móng
Trong đó:
-
Diện tích xây dựng bao gồm diện tích sàn sử dụng, ban công, sân thượng và mái (nếu có).
-
Đơn giá phần thô/m2 sẽ thay đổi theo quy mô, vị trí công trình và phong cách thiết kế.
Báo giá xây nhà phần thô theo loại hình
Giá thi công phần thô nhà cấp 4
Nhà cấp 4 có kết cấu đơn giản, không tốn nhiều vật tư và nhân công như nhà cao tầng. Do đó, giá xây nhà phần thô cấp 4 thường thấp nhất. Năm 2025, đơn giá trung bình khoảng 3.000.000 - 4.000.000 đồng/m2.
Ví dụ, nhà cấp 4 diện tích 100m2 thì tổng chi phí phần thô dao động từ 350 - 400 triệu đồng. Đây là lựa chọn phù hợp với gia đình trẻ, ngân sách vừa phải hoặc nhà ở nông thôn.
Giá thi công phần thô nhà phố
Nhà phố thường có chiều ngang nhỏ, xây cao tầng để tối ưu không gian sử dụng. Quá trình thi công phần thô nhà phố đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn như ép cọc, thi công cột dầm liên tầng, đổ bê tông sàn nhiều lần.
Vì vậy, đơn giá xây nhà phần thô nhà phố khoảng 3.500.000 - 4.200.000 đồng/m2. Ví dụ, nhà phố 3 tầng 4x15m, tổng diện tích xây dựng khoảng 180m2 thì chi phí phần thô từ 630 - 756 triệu đồng.
Giá thi công phần thô biệt thự
Xây nhà phần thô biệt thự yêu cầu kết cấu vững chắc, hệ cột dầm dày hơn và diện tích xây dựng lớn. Đặc biệt, các biệt thự tân cổ điển, cổ điển hay mái cầu kỳ sẽ tốn nhiều vật liệu và nhân công.
Báo giá phần thô biệt thự dao động từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/m2. Với biệt thự 2 tầng diện tích sàn 250m2, chi phí phần thô có thể lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Báo giá xây nhà phần thô theo phong cách thiết kế
Giá xây nhà phần thô phong cách hiện đại
Phong cách hiện đại chú trọng các mảng tường phẳng, bố cục đơn giản, ít chi tiết cầu kỳ nên chi phí phần thô tiết kiệm hơn. Đơn giá trung bình 3.600.000 - 4.200.000 đồng/m2.
Giá xây nhà phần thô phong cách tân cổ điển
Tân cổ điển đòi hỏi tường dày, thêm phào chỉ và chi tiết trang trí mặt tiền phức tạp. Điều này khiến chi phí thi công phần thô cao hơn, dao động từ 3.900.000 - 4.200.000 đồng/m2.
Giá xây nhà phần thô phong cách cổ điển
Những công trình cổ điển mang tính biểu tượng, yêu cầu kết cấu phức tạp và vật liệu cao cấp hơn. Vì vậy, giá xây phần thô nhà cổ điển luôn ở mức cao nhất, từ 4.200.000 đồng/m2 trở lên.
Yếu tố ảnh hưởng tới giá xây dựng phần thô
Giá xây nhà phần thô không cố định mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp gia chủ dự trù chi phí sát thực tế và lựa chọn phương án thi công phù hợp.
Quy mô công trình
Quy mô công trình là yếu tố đầu tiên tác động trực tiếp đến giá xây nhà phần thô. Nhà càng lớn, tổng chi phí càng cao, nhưng đơn giá/m2 lại có xu hướng giảm nhẹ.
Ví dụ:
-
Nhà phố nhỏ dưới 100m2 có thể đơn giá 4.000.000 đồng/m2.
-
Nhà phố 3-4 tầng, diện tích trên 150m2, đơn giá giảm còn 3.800.000 đồng/m2.
Nguyên nhân do các công trình lớn giúp nhà thầu tối ưu nhân công, vật liệu mua số lượng lớn được giá tốt hơn, giảm chi phí vận chuyển.
Giá nhân công xây nhà phần thô
Giá nhân công phần thô chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí xây phần thô. Mức giá này thay đổi theo:
-
Khu vực xây dựng: Thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng giá nhân công cao hơn vùng nông thôn.
-
Tay nghề thợ: Đội thợ giỏi, nhiều kinh nghiệm giá cao hơn nhưng đảm bảo chất lượng.
-
Thời điểm thi công: Mùa cao điểm (sau Tết, cuối năm) nhân công khan hiếm, giá tăng.
Vì vậy, gia chủ nên chọn nhà thầu uy tín có sẵn đội ngũ thợ lành nghề, tránh tình trạng thuê thợ thời vụ, thiếu kinh nghiệm.
Kết cấu địa chất
Nền đất yếu hay nền đất cứng ảnh hưởng lớn đến chi phí thi công phần thô, đặc biệt là ở hạng mục móng. Nếu đất yếu, nhà thầu phải gia cố thêm cọc tre, cọc bê tông hoặc cừ tràm, làm tăng chi phí đáng kể.
Ví dụ:
-
Đất nền cứng, móng đơn: chi phí móng thấp.
-
Đất yếu, phải ép cọc sâu: chi phí phần móng có thể tăng 20-30%.
Khi khảo sát ban đầu, Vicohome luôn thực hiện kiểm tra địa chất kỹ càng để tư vấn phương án móng tối ưu nhất cho khách hàng.
Vật liệu xây dựng phần thô
Chất lượng và thương hiệu vật liệu quyết định trực tiếp đến giá phần thô. Tùy nhu cầu và ngân sách, gia chủ có thể lựa chọn:
-
Gạch xây: gạch đỏ truyền thống hoặc gạch block.
-
Thép xây dựng: Hòa Phát, Pomina hoặc thép không thương hiệu.
-
Xi măng: Hà Tiên, Insee hoặc xi măng địa phương.
-
Cát, đá xây dựng: nguồn cát đá sạch hay pha lẫn tạp chất.
Dùng vật liệu thương hiệu lớn, chất lượng cao tất nhiên giá phần thô sẽ nhỉnh hơn, nhưng đảm bảo chất lượng công trình lâu dài. Ngược lại, vật liệu giá rẻ tuy tiết kiệm ban đầu nhưng có thể gây nứt tường, thấm dột về sau.
Phong cách thiết kế nhà
Phong cách kiến trúc cũng ảnh hưởng đáng kể tới giá xây nhà phần thô. Những công trình phong cách hiện đại có kết cấu đơn giản, ít chi tiết trang trí, chi phí phần thô thường thấp.
Ngược lại, nhà theo phong cách Tân cổ điển cần tường dày hơn, nhiều phào chỉ nên chi phí tăng. hay phong cách Cổ điển kết cấu phức tạp, đòi hỏi thợ tay nghề cao nên giá phần thô cao nhất.
Vì vậy, ngay từ khi lên ý tưởng thiết kế, gia chủ nên trao đổi kỹ với kiến trúc sư và nhà thầu để cân đối ngân sách hợp lý.
Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí khi xây nhà phần thô
Dù chọn phương án nào, gia chủ cũng cần lên kế hoạch chi phí chặt chẽ ngay từ đầu để tránh “vung tay quá trán”. Nếu chọn xây nhà phần thô, có thể tham khảo một số mẹo tiết kiệm sau:
-
Chọn nhà thầu trọn gói phần thô để tiết kiệm công thuê nhân công riêng lẻ.
-
Lên phương án thiết kế tối giản, hạn chế nhiều tường ngăn, nhiều chi tiết trang trí phức tạp.
-
Tận dụng vật liệu địa phương (cát, đá, gạch…) thay vì nhập vật liệu từ xa.
Những lưu ý khi xây nhà phần thô
Xây nhà phần thô là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình xây dựng. Vì vậy, gia chủ cần đặc biệt cẩn trọng từ khâu lựa chọn nhà thầu, kiểm soát vật tư cho đến giám sát thi công thực tế. Dưới đây là những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua.
Lựa chọn nhà thầu xây nhà phần thô uy tín
Nhà thầu chính là yếu tố quyết định tới chất lượng phần thô. Chọn đúng nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm sẽ giúp gia chủ tiết kiệm thời gian, tránh phát sinh chi phí và hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình thi công.
Tìm hiểu kinh nghiệm và uy tín của nhà thầu
Hãy ưu tiên những nhà thầu có nhiều năm kinh nghiệm thi công phần thô được khách hàng đánh giá tích cực và có công trình thực tế để tham quan.
Kiểm tra giấy tờ pháp lý
Nhà thầu uy tín cần có đầy đủ:
-
Giấy phép kinh doanh.
-
Giấy phép hoạt động xây dựng.
-
Hợp đồng mẫu rõ ràng, chặt chẽ.
Không nên ký kết hợp đồng miệng hay làm việc với những đội thợ tay ngang, không có tư cách pháp lý rõ ràng.
So sánh báo giá và hợp đồng thi công
Trước khi ký hợp đồng, hãy yêu cầu báo giá xây nhà phần thô chi tiết theo từng hạng mục. Sau đó, so sánh với các đơn vị khác để có cái nhìn tổng quan về mặt bằng giá.
Hợp đồng cần nêu rõ:
-
Chủng loại vật liệu cam kết.
-
Quy trình nghiệm thu từng hạng mục.
-
Điều khoản bảo hành phần thô.
Chính sách bảo hành sau thi công
Nhiều chủ nhà chỉ quan tâm giá rẻ mà quên mất chính sách bảo hành. Nhà thầu chuyên nghiệp sẽ cam kết bảo hành phần kết cấu ít nhất 5 năm. Đây là yếu tố đảm bảo chất lượng lâu dài cho công trình.
Giám sát thi công để tránh rủi ro
Dù đã thuê nhà thầu uy tín, chủ nhà vẫn nên tham gia giám sát hoặc thuê giám sát độc lập để:
-
Kiểm tra vật liệu thực tế so với hợp đồng.
-
Theo dõi quy trình thi công từng hạng mục.
-
Đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng kỹ thuật.
Lưu ý:
-
Không nên giao toàn bộ cho nhà thầu mà không kiểm tra.
-
Nếu bận rộn, có thể nhờ người thân hoặc thuê kỹ sư giám sát độc lập.
Lập kế hoạch tài chính chi tiết
Thi công phần thô thường chiếm khoảng 50-70% tổng chi phí xây nhà. Vì vậy, gia chủ cần lập kế hoạch tài chính chi tiết, bao gồm:
-
Chi phí xây phần thô: Theo báo giá từ nhà thầu.
-
Chi phí dự phòng: Ít nhất 10% để xử lý phát sinh (nếu có).
-
Lịch thanh toán: Theo tiến độ các giai đoạn (móng, khung, mái).
Việc chuẩn bị tài chính sẵn sàng giúp quá trình xây dựng không bị gián đoạn. Đặc biệt, với những công trình lớn như biệt thự, nhà phố 3-4 tầng, việc kiểm soát dòng tiền càng quan trọng.
Nên chọn phương án xây nhà phần thô hay xây nhà trọn gói?
Khi chuẩn bị xây nhà, nhiều gia chủ phân vân giữa hai phương án: xây nhà phần thô hay xây nhà trọn gói. Mỗi lựa chọn đều có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu và điều kiện khác nhau.
Ưu nhược điểm của xây nhà phần thô
Xây nhà phần thô được nhiều gia đình lựa chọn khi muốn chủ động kiểm soát vật liệu hoàn thiện hoặc có người quen làm thợ hoàn thiện. Ưu và nhược điểm của phương án này gồm:
Ưu điểm:
-
Chủ động chọn vật liệu hoàn thiện theo sở thích.
-
Linh hoạt thay đổi thiết kế chi tiết trong quá trình thi công.
-
Dễ quản lý dòng tiền theo từng giai đoạn.
Nhược điểm:
-
Phải tìm nhà cung cấp vật liệu hoàn thiện riêng.
-
Mất nhiều thời gian lựa chọn vật liệu, giám sát chất lượng.
-
Dễ phát sinh chi phí nếu không kiểm soát tốt.
Tiêu chí |
Xây phần thô |
Xây trọn gói |
---|---|---|
Chủ động vật liệu |
✅ |
❌ |
Chủ động tài chính |
✅ |
❌ |
Tiết kiệm thời gian |
❌ |
✅ |
Phù hợp với ai? |
Người có kinh nghiệm |
Người bận rộn |
Ưu nhược điểm của xây nhà trọn gói
Xây nhà trọn gói (chìa khóa trao tay) nghĩa là nhà thầu lo toàn bộ từ phần thô đến phần hoàn thiện, bao gồm cả vật liệu và nhân công. Đây là lựa chọn phù hợp với những ai bận rộn hoặc không có kinh nghiệm xây nhà.
Ưu điểm:
-
Tiết kiệm thời gian, công sức.
-
Không lo thiếu vật liệu hay chậm tiến độ.
-
Nhà thầu cam kết chất lượng từ đầu đến cuối.
Nhược điểm:
-
Khó kiểm soát chi tiết từng loại vật liệu nếu không giám sát kỹ.
-
Phải chọn nhà thầu thực sự uy tín để tránh “rút ruột công trình”.
Khi nào nên chọn xây nhà phần thô?
Phương án xây nhà phần thô phù hợp với những gia chủ:
-
Có kinh nghiệm xây dựng hoặc có người thân làm trong ngành.
-
Muốn tự chọn từng loại vật liệu hoàn thiện.
-
Có thời gian trực tiếp giám sát công trình.
Nếu bạn là người kỹ tính, thích tự tay lựa chọn từ gạch ốp, sơn tường, thiết bị vệ sinh… thì xây nhà phần thô là lựa chọn lý tưởng.
Khi nào nên chọn xây nhà trọn gói?
Ngược lại, nếu bạn:
-
Không có kinh nghiệm về vật liệu, kỹ thuật xây dựng.
-
Không có thời gian giám sát hàng ngày.
-
Muốn giao khoán trọn gói để yên tâm về tiến độ và chất lượng.
Thì xây nhà trọn gói là phương án tối ưu. Đặc biệt với các gia đình trẻ, bận rộn công việc, đây là lựa chọn rất phổ biến.
=> Nếu có kinh nghiệm xây nhà, nên chọn phần thô. Nếu không có thời gian, chọn trọn gói.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ xây nhà phần thô của Vicohome
Lựa chọn đúng nhà thầu sẽ quyết định 70% chất lượng phần thô và giúp bạn giảm rất nhiều rủi ro trong quá trình thi công. Với kinh nghiệm thực chiến hàng trăm công trình, Vicohome tự hào là đơn vị thi công phần thô uy tín - minh bạch - cam kết chuẩn kỹ thuật. Dưới đây là những lợi ích đặc biệt chỉ có tại Vicohome.
Chất lượng đảm bảo - chuẩn kỹ thuật
Tại Vicohome, mọi công trình xây nhà phần thô đều được thực hiện theo đúng quy trình chuẩn:
-
Khảo sát địa chất chi tiết.
-
Thiết kế kết cấu bài bản.
-
Sử dụng vật liệu đảm bảo theo hợp đồng.
-
Giám sát kỹ thuật 24/7.
-
Nghiệm thu chặt chẽ từng hạng mục trước khi chuyển giai đoạn.
Chúng tôi cam kết không bán thầu, không cắt xén vật tư và đặc biệt không phát sinh chi phí sau ký hợp đồng.
Báo giá minh bạch - rõ ràng từng hạng mục
Vicohome hiểu rằng, với gia chủ, chi phí xây nhà phần thô là yếu tố rất nhạy cảm. Chính vì vậy, báo giá phần thô của Vicohome luôn rõ ràng từng hạng mục, cam kết không mập mờ, không "gài bẫy" các khoản phụ phí phát sinh.
Bảng báo giá gửi tới khách hàng luôn kèm theo:
-
Danh mục vật liệu chi tiết.
-
Đơn giá nhân công tách bạch.
-
Quy định nghiệm thu và thanh toán minh bạch.
Đội ngũ kỹ thuật giỏi - giám sát chuyên sâu
Vicohome sở hữu đội ngũ kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm, giám sát công trình theo từng giai đoạn nhỏ nhất. Mỗi công trình đều có:
-
1 kỹ sư phụ trách chính.
-
1 giám sát hiện trường.
-
Báo cáo tiến độ cho chủ nhà hàng tuần.
Chúng tôi sẵn sàng đồng hành và giải đáp mọi thắc mắc từ gia chủ ngay tại công trình. Điều này giúp khách hàng luôn yên tâm, ngay cả khi không có kinh nghiệm xây nhà.
Vật liệu đúng cam kết - nói không với vật tư kém chất lượng
Vicohome chỉ sử dụng vật liệu chính hãng, từ các thương hiệu uy tín như:
-
Thép Hòa Phát, Pomina.
-
Xi măng Hà Tiên, Insee.
-
Gạch xây đạt tiêu chuẩn chất lượng.
-
Cát, đá sạch, sàng lọc kỹ trước khi sử dụng.
Mọi chủng loại vật liệu đều được ghi rõ trong hợp đồng và công khai tại công trình để gia chủ dễ dàng kiểm tra.
Chính sách bảo hành dài hạn - đồng hành cùng gia chủ
Không chỉ xây xong là hết trách nhiệm, Vicohome cam kết:
-
Bảo hành kết cấu phần thô lên tới 5 năm.
-
Đồng hành xử lý sự cố nhanh chóng (nếu có).
-
Hỗ trợ gia chủ kết nối đội thợ hoàn thiện uy tín sau khi bàn giao phần thô.
Với Vicohome, sự hài lòng của khách hàng là thành công lớn nhất.
Những câu hỏi khách hàng thường đặt về xây nhà phần thô
Khi tìm hiểu về xây nhà phần thô, rất nhiều khách hàng thắc mắc về quy trình, chi phí, giấy tờ pháp lý hay thời gian thi công. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất kèm theo giải đáp từ đội ngũ chuyên gia của Vicohome.
Câu 1: Xây nhà phần thô có cần xin phép xây dựng không?
Có. Dù bạn chọn xây phần thô hay xây trọn gói, việc xin phép xây dựng là bắt buộc theo quy định hiện hành. Hồ sơ xin phép xây dựng gồm:
-
Bản vẽ thiết kế nhà.
-
Giấy tờ đất.
-
Giấy cam kết không tranh chấp.
Câu 2: Có cần thuê giám sát riêng khi xây phần thô không?
Nếu chọn nhà thầu uy tín như Vicohome, chủ nhà có thể yên tâm giao khoán, không cần giám sát riêng.
Nếu tự thuê đội thợ hoặc nhà thầu nhỏ lẻ, việc thuê giám sát độc lập rất cần thiết để kiểm soát vật tư và kỹ thuật thi công.
Câu 3: Thời gian xây phần thô mất bao lâu?
Thời gian cụ thể sẽ phụ thuộc vào:
-
Quy mô công trình.
-
Điều kiện thời tiết.
-
Độ phức tạp của bản vẽ thiết kế.
Trung bình, xây nhà phần thô mất:
-
Nhà cấp 4: 1 - 1,5 tháng.
-
Nhà phố 2-3 tầng: 2 - 2,5 tháng.
-
Biệt thự: 3 - 4 tháng.
Câu 4: Sau khi xây phần thô có thể để trống bao lâu mới làm hoàn thiện?
Phần thô sau khi hoàn thành có thể để trống từ 6 tháng đến 1 năm mà không ảnh hưởng chất lượng. Tuy nhiên, nếu để quá lâu (từ 2-3 năm trở lên), lớp vữa trát có thể bong tróc do tác động thời tiết, đặc biệt ở khu vực có độ ẩm cao.
Lời khuyên từ Vicohome:
-
Tốt nhất nên hoàn thiện ngay sau khi xây phần thô.
-
Nếu buộc phải để trống, cần che chắn, bảo vệ kỹ càng.
Câu 5: Nhà phố nhỏ dưới 50m2 có nên thuê nhà thầu xây phần thô không?
Với nhà diện tích nhỏ dưới 50m2, việc thuê nhà thầu trọn gói phần thô vẫn rất cần thiết. Lý do:
-
Đảm bảo chất lượng kết cấu vững chắc.
-
Tiết kiệm chi phí vật tư
-
Giảm tối đa thời gian thi công, tránh kéo dài.
Vicohome có nhiều gói xây phần thô tiết kiệm dành riêng cho nhà nhỏ, nhà phố mini. Gia chủ không cần lo về giá cả hay chất lượng thi công.
Xây nhà là việc hệ trọng, trong đó xây nhà phần thô chính là nền móng quyết định tuổi thọ và chất lượng của cả công trình. Qua bài viết này, chắc chắn bạn đã hiểu rõ: Xây nhà phần thô bao gồm những gì? Giá xây nhà phần thô mới nhất 2025 là bao nhiêu? Những yếu tố ảnh hưởng chi phí và kinh nghiệm tiết kiệm khi xây phần thô. Dù chọn xây nhà phần thô hay xây nhà trọn gói, điều quan trọng nhất vẫn là chọn đúng nhà thầu uy tín.
Đánh giá - Bình luận
Có 0 bình luận, đánh giá về
Nhận xét và đánh giá