Tấm bê tông nhẹ đúc sẵn là vật liệu mới đem lại hiệu quả cao cho những ngôi nhà có nền móng yếu. Ứng dụng bê tông nhẹ ở nhà thêm tầng, cơi nới nhưng không làm tăng cao áp lực lên móng nhà. Vậy tấm bê tông siêu nhẹ làm sàn như thế nào? Cùng với Vicohome tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Tấm bê tông siêu nhẹ là gì?
Tấm bê tông siêu nhẹ hay tấm bê tông nhẹ được đúc sẵn là hỗn hợp bê tông đặc biệt được tạo ra từ việc kết hợp các vật liệu như cát, xi măng,… lại với nhau, các loại vật liệu này được xử lý qua công nghệ sản xuất hiện đại như chưng trong áp suất cao hay trộn với các nguyên liệu đặc thù khác để tạo nên.
Hỗn hợp được hình thành sẽ là một khối bê tông có trọng lượng nhẹ hơn so với bê tông thông thường.
Bê tông siêu nhẹ có chất lượng ổn đinh, cấu trúc đồng nhất, khả năng chống nước, chống mối mọt và thời tiết khắc nghiệt cao. Độ bền của loại vật liệu này cũng tương đương với việc đổ bê tông đặc truyền thống nhưng trọng lượng lại nhẹ hơn gấp nhiều lần.
Bê tông siêu nhẹ được ứng dụng đa dạng trong các công trình như văn phòng, trung tâm thương mại, nhà ở dân sinh, căn hộ,… và nhiều nơi khác nữa.
Phân loại tấm bê tông siêu nhẹ
Bê tông siêu nhẹ là một dạng cấu trúc bê tông đồng nhất được hình thành từ việc chưng trong áp suất cao và từ nhiều nguyên vật liệu phối trộn. Có 1 số loại bê tông siêu nhẹ phổ biến hiện nay như: bê tông khí chưng áp, bê tông bọt khí, bê tông bọt xốp, bê tông xi măng nhẹ Cemboard.
Để phân loại tấm bê tông siêu nhẹ sẽ được dựa trên nhiều tiêu chí nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 kiểu:
Dựa theo chất kết dính
- Bê tông sử dụng cốt dính đặc biệt
- Bê tông sử dụng cốt dính hỗn hợp
- Bê tông dạng xi măng, thạch cao hay Silicat, Polime
Dựa theo cốt liệu
- Bê tông có cốt liệu đặc
- Bê tông có cốt liệu rỗng
- Bê tông có cốt liệu đặc biệt
Dựa theo thể tích
- Bê tông có khối lượng siêu nhẹ: PV < 500 kg/m3
- Bê tông có khối lượng nhẹ: PV = 500 kg/m3 – 1.800 kg/m3
- Bê tông có khối lượng tương đối nặng: PV = 1.800 kg/m3 – 2.200 kg/m3
- Bê tông có khối lượng nặng: PV = 2.200 kg/m3 – 2.500 kg/m3
- Bê tông có khối lượng siêu nặng: PV > 2.500 kg/m3
➤➤➤ Xem thêm: Xây nhà khung thép tường gạch
Các loại tấm bê tông phổ biến hiện nay và ứng dụng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bê tông với chất lượng khác nhau, dưới đây sẽ là 6 loại tấm bê tông siêu nhẹ được sử dụng phổ biến nhất.
Không giống với bê tông truyền thống, tấm bê tông siêu nhẹ khi được kết hợp cùng với các nguyên vật liệu khác như cốt thép có thể cho khả năng chịu nén vượt trội với lực uốn tốt, từ đó mà cấu kiện công trình có thể tồn tại bền bỉ qua nhiều năm. Tấm bê tông siêu nhẹ được xem là loại vật liệu đa năng trong ngành xây dựng.
Bê tông nhẹ khí chưng áp
Bê tông khí chưng áp là loại bê tông siêu nhẹ được làm từ cát vàng, xi măng, thạch cao, bột nhôm, vôi và nước. Hỗn hợp bê tông bọt khí này có các lỗ rỗng nhỏ từ quá trình phản ứng giữa các nguyên liệu giúp tăng thể tích lên tới 5 lần so với bê tông thông thường. Hỗn hợp được đưa vào nồi chưng áp với áp suất cao tạo nên một cấu trúc tinh thể vững chắc.
Đồng thời, từ loại vật liệu này đã ứng dụng để sản xuất các loại sản phẩm như:
Gạch siêu nhẹ AAC: xây tường, vách, gạch chống cháy, gạch chống nóng, tôn nền.
Tấm bê tông nhẹ AAC, ALC: xây nhà lắp ghép, sàn bê tông lắp ghép, panel chống cháy.
➤➤➤ Tham khảo: So sánh nhà khung thép và nhà bê tông
Tấm bê tông nhẹ EPS
Bê tông nhẹ EPS (Expanded Polystyrene Concrete) là loại bê tông được làm từ hỗn hợp xi măng, nước, cát, hạt xốp EPS và các phụ gia cần thiết khác. EPS tạo ra nhiều lỗ không khí trong bê tông giúp tạo ra một vật liệu siêu nhẹ. Một số tên gọi khác của loại bê tông nhẹ EPS này như: bê tông xốp, bê tông hạt xốp, bê tông nhẹ bọt xốp,…
Do có các hạt nhựa nguyên sinh được kích nở tạo ra hạt xốp, nên khả năng cách âm, cách nhiệt cực tốt thường được sử dụng làm tường, vách ngăn các phòng trong căn hộ, chung cư, khách sạn, quán cà phê, karaoke, tòa nhà cao tầng.
Tấm bê tông siêu nhẹ bọt khí CLC
Bê tông siêu nhẹ bọt khí (CLC Cellular Lightweight Concrete) là một loại bê tông nhẹ với nhiều lỗ khí rỗng được phân bố đều. Thành phần chính của bê tông bọt khí gồm có: xi măng, sợi tổng hợp, tro nhiệt điện, chất tạo bọt và các chất phụ gia khác. Quá trình này sẽ hình thành tạo nên hàng triệu bọt khí như tổ ong, có kích thước siêu nhỏ nhờ sự đặc biệt này mà gạch thường có tính năng tốt trong các công trình. Đặc biệt là có hiệu quả trong việc chống nhiệt, cách âm và khả năng chống cháy.
Gạch bê tông bọt khí được sử dụng để làm gạch xây nhà, xây tường rào vây quanh. Ngoài ra, Gạch bê tông bọt khí còn được sử dụng ở nhiều công trình khác như nền đường, lấn biển xây cảng, xây bể bơi.
➤➤➤ Xem thêm: Nâng tầng nhà khung thép tiền chế
Tấm bê tông siêu nhẹ Polymer
Bê tông siêu nhẹ Polymer hay còn được biết tới với tên gọi: bê tông xanh, đây là vật liệu composite bao gồm các cốt liệu phổ biến như đá, sỏi, cát và chất kết dính Polymer hữu cơ tổng hợp thay thế cho xi măng. Bê tông Polymer có khả năng chịu được hóa chất, chống thấm tốt nên nó thường được sử dụng tại các công trình xây dựng yêu cầu khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt.
Tấm bên tông siêu nhẹ Silicate
Bê tông silicate là loại vật liệu đá nhân tạo được chế tạo bằng cách sử dụng vôi, cát, xi măng silicate, cốt liệu rắn hoặc cốt liệu rỗng để làm nguyên liệu thô. Nó có khả năng chống cháy tốt và được ứng dụng rộng rãi tại các công trình yêu cầu khả năng chống cháy.
Tấm bê tông nhẹ Cemboard
Bê tông nhẹ Cemboard được tạo thành từ hỗn hợp cát, đá, vôi, xi măng, sợi Cellulose và các phụ gia đặc biệt khác. Nó được ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng các công trình yêu cầu tính tiết kiệm năng lượng, nhẹ, nhanh chóng và hiệu xuất xây dựng cao như nhà khung thép, nhà xưởng khung thép,… Tấm Cemboard được ứng dụng chủ yếu làm tường vách ngăn hoàn thiện, làm tấm lót sàn v.v….
Lưu ý khi sử dụng tấm bê tông siêu nhẹ
Chọn loại tấm bê tông siêu nhẹ phù hợp: Có nhiều loại tấm bê tông siêu nhẹ với chất lượng, kích thước, độ dày khác nhau. Bởi vậy, cần lựa chọn loại tấm bê tông siêu nhẹ sao cho phù hợp với nhu cầu của công trình.
- Thi công đúng kỹ thuật: Cần thi công tấm bê tông siêu nhẹ đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng của công trình, sử dụng phụ kiện chuyên dụng để đảm bảo độ chắc chắn của sàn
- Kiểm tra chất lượng: Cần kiểm tra kỹ chất lượng của tấm bê tông siêu nhẹ để đảm bảo chất lượng công trình, nếu hỏng hóc chỗ nào nên loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng tới độ bền và tính cơ học của tấm
- Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất: Đảm bảo tuân thủ quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất khi khoan, cắt hay xử lý tấm bê tông siêu nhẹ, cần làm đúng cách để tránh làm hỏng tấm.
- Chú ý tải trọng: Cần tính toán cẩn thận về tải trọng để đảm bảo rằng tải trọng mà tấm phải chịu không vướt quá năng chịu tải của tấm.
- Bảo dưỡng đúng cách: Để tấm bê tông siêu nhẹ có tuổi thọ cao cần bảo dưỡng và vệ sinh đúng cách. Ngoài ra, cần bảo vệ tấm bê tông siêu nhẹ khỏi các tác động tới từ thời tiết như nắng, gió, mưa.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tấm bê tông siêu nhẹ, nếu quý khách hàng đang có nhu cầu xây dựng nhà khung thép hay còn thêm bất cứ thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 096.119.95.95 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, trực tiếp nhất.
Đánh giá - Bình luận
Có 0 bình luận, đánh giá về
Nhận xét và đánh giá